Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục theo quy định. Đa số các doanh nghiệp mới thành lập không nắm rõ, không hoàn thiện đúng thời gian quy định dẫn đến xử phạt không đáng có. Qua bài viết sau, Tín Việt sẽ cung cấp chi tiết thông tin những điều cần biết sau khi thành lập công ty về thuế, thủ tục sau thành lập mà doanh nghiệp cần hoàn thiện.
Hồ sơ thuế ban đầu
Công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2021, doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chi tiết thủ tục khai báo thuế công ty mới thành lập bao gồm:
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, tải mẫu
- Quyết định bổ nhiệm kế toán
- Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
- Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
- Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử
Mở tài khoản ngân hàng
Công việc cần làm sau khi thành lập công ty bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng để đăng ký nộp thuế điện tử và giao dịch.
Đại diện pháp luật công ty sẽ trực tiếp đến ngân hàng để mở tài khoản, Khi đi mở tài khoản cần chuẩn bị:
- 01 chứng minh nhân dân bản chính của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép.
- 01 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản công chứng;
- Con dấu tròn của công ty
- 01 bản sao điều lệ của công ty;
- 01 bản sao Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp;
Lưu ý: – Sau khi mở tài khoản ngân hàng xong Quý khách phải thông báo số tài khoản với sở KH&ĐT trong vòng 10 ngày.
– Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói tại Tín Việt sẽ tặng miễn phí tài khoản ngân hàng: Viettinbank, MBbank, Tecombank và không phải đến ngân hàng.
Nộp lệ phí Môn bài theo quy định
Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập phải nộp lệ phí môn bài theo hàng năm. Mức thuế môn bài cụ thể như sau:
- Vốn điều lệ dưới 10.000.000.000đ (10 tỷ) phải đóng: 2.000.000đ/năm
- Vốn điều lệ trên 10.000.000.000đ (10 tỷ) phải đóng: 3.000.000đ/năm
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh,…: 1.000.000đ/năm
Lưu ý: Lệ phí Môn bài được miễn từ ngày 25/02/2020 theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Hóa đơn điện tử
- Đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử theo thông tư 68 nghị định 119/2029 BTC,
- Doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi hóa đơn giấy sang dùng hóa đơn điện tử trước năm 2022.
- Liên hệ hotline 0969 541 541 để được tư vấn về thủ tục đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử
Chữ ký số (Chứng thư số)
Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như con dấu của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như: Kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, ký hóa đơn điện tử, kê khai hải quan, ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà mạng cung cấp dịch vụ chữ ký số khác nhau, từ thương hiệu lớn đến các thương hiệu mới thành lập. Đa số các chữ ký số đều có công dụng giống nhau chỉ khác nhau ở bảng giá dịch vụ và chất lượng hỗ trợ trong quá trình sử dụng.
Bản hiệu công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp là tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Như vậy, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế (Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Cơ quan thuế sẽ kiểm tra việc này trước khi chấp thuận cho doanh nghiệp đủ điều kiện xuất hóa đơn.
Để không phải mất thời gian làm việc với nhiều đơn vị, sau khi sử dụng dịch vụ thành lập tại Tín Việt, bạn có thể sử dụng dịch vụ làm bảng hiệu công ty 220.000đ (bảng mica 20 * 30 cm chất liệu tốt).
Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Thủ tục sau khi
thành lập doanh nghiệp cần bổ sung thêm giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các mã ngành kinh doanh có điều kiện), doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.
Đồng thời, Doanh nghiệp cần góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh…
Trường hợp sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
Tuyển kế toán viên hoặc thuê kế toán dịch vụ
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
Sau khi tham khảo qua bài viết trên mà Quý Khách hàng vẫn còn vướng mắc về thủ tục sau khi
thành lập doanh nghiệp thì đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến số Hotline: 0969 541 541 của Tín Việt để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn.