Dân gian xưa có câu “Tâm an định thì trí sáng tỏ”. Thật vậy, phương pháp ngồi thiền không chỉ giúp rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng tập trung mà còn giúp tĩnh tâm, xua tan bớt những điều muộn phiền trong lòng. Do đó, thực hiện ngồi thiền mỗi ngày là hoạt động rất được khuyến khích. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng tối đa của bộ môn này, bạn cần biết cách ngồi thiền đúng cách . Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến những nguyên tắc khi ngồi thiền. Cùng đọc ngay!
Ngồi thiền được biết đến là phương pháp giúp tâm chúng ta dần đi vào trạng thái tĩnh lặng, loại bỏ những luồng suy nghĩ lộn xộn - nhân tố chính khiến cho các tình trạng lo âu và căng thẳng cực độ xảy ra. Hay nói cách khác, ngồi thiền là quản trị tâm của mình, đưa tâm của bản thân trở về sự an yên và an định.
Tác dụng của ngồi thiền là giúp cải thiện sức khỏe về mặt tinh thần một cách rất hiệu quả. Hầu như mọi lo lắng, phiền não hay stress sẽ được giải tỏa sau khoảng thời gian ngồi thiền. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp tăng khả năng sáng tạo, tập trung và tưởng tượng, giúp đầu óc được mở mang. Thông qua đó, bạn sẽ có được nhiều sáng kiến mới mẻ trong học tập và công việc. Từ đó, hiệu suất học hành hoặc công việc sẽ được nâng cao thấy rõ.
Xem thêm: Ngồi thiền có tác dụng gì
Ngồi thiền là phương pháp được khuyến khích để giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực trong cuộc sống (Nguồn: Internet)
Ngồi thiến đúng cách như thế nào? Ngồi thiền không chỉ đơn giản là ngồi thư giãn mà còn cần tuân thủ một số nguyên tác nhất định.
Để phát huy tối đa những công dụng mà phương pháp ngồi thiền mang lại, bạn cần ghi nhớ cách ngồi thiền đúng cách sau:
Việc điều chỉnh tư thế ngồi thiền đúng cách sẽ giúp bạn dễ dàng đi sâu vào thế giới thiền. Bạn có thể tùy ý lựa chọn vị trí ngồi thiền mà bạn yêu thích nhưng cần đảm bảo không gian xung quanh được tĩnh lặng và tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Bạn có thể lựa chọn ngồi thiền trên gối, đệm, ghế hoặc khăn tay… Nhưng để có tư thế ngồi chuẩn nhất thì ngồi trên 1 mặt phẳng là sự lựa chọn tốt nhất.
Tư thế ngồi đúng giúp bạn đảm bảo các bộ phận như cột sống lưng, vai, cổ không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thiền. Điều chỉnh phần lưng, cổ và vai sao cho cùng nằm trên một đường thẳng với cột sống.
Bạn có thể tham khảo cách giữ thẳng cột sống khi thiền như bên dưới:
Lưu ý nhỏ ở đây là bạn hãy thoải mái, thả lỏng hai tay và toàn thân. Thỉnh thoảng, trong quá trình ngồi thiền, nếu bạn cảm thấy cột sống của mình chưa được thẳng thì bạn nên chủ động điều chỉnh cơ thể, giữ thẳng cột sống để có tư thế ngồi thiền đúng cách. Điều này giúp hạn chế tối đa các tình trạng như vẹo cột sống lưng, gai cột sống,... xảy ra khi thực hiện ngồi thiền tại nhà.
Giữ thẳng cột sống trong suốt thời gian ngồi thiền (Nguồn: Internet)
Thả lỏng tay, vai và cằm cũng là một trong những bước cần lưu ý khi tập ngồi thiền đúng cách tại nhà.
Đối với hai tay:
Nhẹ nhàng đặt tay lên phần đùi sao cho lòng bàn tay hướng xuống dưới. Theo một số nghiên cứu về thiền, việc để lòng bàn tay theo chiều đi xuống như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, tập trung và giải phóng dòng năng lượng trong cơ thể tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách để bàn tay phải lên trên bàn tay trái. Lúc này, hai ngón cái sẽ chạm nhẹ vào nhau. Sau đó, bạn đặt tay lên đùi và để lòng bàn tay hướng lên. Cách này sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng và nhiệt cho cơ thể.
Phần vai:
Thả lỏng vai tối đa và rũ xuống nhưng vẫn đảm bảo cột sống vẫn được giữ thẳng. Việc để vai được thư giãn như vậy sẽ giúp tim hoạt động tốt và phần lưng trở nên cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Lưu ý nhỏ ở đây là bạn cũng nên thường xuyên để ý và điều chỉnh độ cao hai bên vai bằng nhau, tránh tình trạng một bên cao, một bên thấp.
Thả lỏng cằm:
Phần cằm cũng cần được giữ trong tình trạng thoải mái và tự nhiên nhất. Bạn hãy cố gắng thả lỏng cơ mặt, để phần cằm rớt nhẹ, không dùng sức gồng ở phần đầu và cổ. Trên thực tế, nếu bạn tì ép cằm chặt vào cơ thể và căng cơ mặt thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó thở, hơi thở không sâu, bị đứt quãng trong suốt quá trình thiền.
Thả lỏng phần tay, vai và cằm để thiền đúng cách (Nguồn: Internet)
Tư thế ngồi thiền đúng cách cũng bao gồm bước khép hờ mắt. Hãy giữ cho phần mí mắt, mắt và khuôn mặt nhẹ nhàng và thư giãn bằng cách khép nhẹ mắt. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn giúp tăng khả năng tập trung, tránh bị xao nhãng bởi các nhân tố bên ngoài khi đang trong quá trình thiền.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn mở mắt, nhìn vào một điểm cố định trên sàn nhà khi đang thiền trong trường hợp không quen nhắm mắt lúc cần tập trung. Nếu thực hiện cách thức này, bạn nên lưu ý đảo mắt sau một khoảng thời gian nhất định để giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo và tránh tình trạng căng cơ mặt.
Kinh nghiệm ở đây là bạn nên lựa chọn một trong hai hình thức nhắm hoặc mở mắt trước khi bắt đầu thiền. Không nên áp dụng cả hai vì bạn sẽ dễ bị mất phương hướng và điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp ngồi thiền.
Không gian để ngồi thiền đóng vai trò khá quan trọng trong việc quyết định quá trình thiền định của bạn có thành công hay không. Do đó trước khi bắt đầu, hãy tìm một không gian thật sự yên tĩnh. Tiếp đó là tắt hết tất cả các thiết bị di động, TV hay máy tính, đảm bảo không có gì có thể làm phiền bạn trong quá trình thiền.
Thời gian cũng là một yếu tố khá quan trọng. Nếu như bạn là một người mới hoàn toàn trong việc thiền định thì hãy đặt ra mục tiêu thời gian hợp lý. Không đặt thời gian quá dài vì như vậy khó thể gây chán nản cho bạn, và cũng không đặt thời gian qua ngắn để còn đảm bảo được hiệu quả mang lại. Thời gian lý tưởng cho người mới bắt đầu là khoảng 5 đến 10 phút.
Đặt thời gian ngồi thiền lý tưởng
Bạn cần xác định tư thế ngồi thiền mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Không nhất thiết lúc nào cũng phải ngồi khoanh chân, thay vào đó bạn có thể ngồi trên ghế hay sàn nhà. miễn sao cơ thể bạn trong một trạng thái thả lỏng và thoải mái nhất.
Hít thở đúng cách khi ngồi thiền là một trong các yếu tố mà bạn cần để tâm. Việc hít thở một cách đều đặn giúp bạn thư giãn và dễ chịu hơn khi thiền trong thời gian dài. Ngoài ra, tập trung vào hơi thở cũng giúp duy trì thời gian ngồi thiền lâu hơn như bạn mong muốn. Tuy nhiên, bạn nên tránh phân tích hơi thở. Bởi điều này có thể làm bạn mất tập trung, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thiền của bạn.
Khi bắt đầu thiền, điều khó khăn nhất mà hầu hết mọi người gặp phải chính là tiềm thức và suy nghĩ của bạn thường lang thang vào những suy nghĩ miên man khác. Vì vậy, cách giải quyết hiệu quả nhất chính là hướng suy nghĩ vào một việc khác, đó chính là hơi thở của bạn. Ở đây không có nghĩa là bạn phải phân tích hay điều chỉnh hơi thở mình như thế nào mà thay vào đó hãy tập trung vào việc hít vào và thở ra, dồn sự tập trung vào hơi thở ở đầu cửa mũi. Cố gắng khiến sự tập trung vào nhịp thở trở thành thói quen, khi ấy bạn sẽ dễ dàng chinh phục bài tập ngồi thiền ở thời gian lâu hơn.
Vấn đề đặt ra đầu tiên khi đến với thiền là ngồi thiền để làm gì và ngồi thiền thế nào mới đúng cách
Tác dụng của ngồi thiền mang lại cho cơ thể thật đáng để bạn đầu tư tâm huyết và thời gian tập luyện bộ môn này. Tuy nhiên, bạn đừng quá khắt khe với bản thân. Việc tập luyện chỉ nên dừng lại ở mức vừa đủ. Không hẳn là càng bỏ nhiều thời gian trong ngày để ngồi thiền thì kết quả nhận được sẽ đến nhanh chóng hơn. Do vậy, thay vì cố gắng ép đặt bản thân ngồi thiền trong thời gian dài, bạn nên dành thời gian lắng nghe cơ thể, lắng nghe tâm hồn mình để biết chính xác khi nào bạn thật sự muốn chìm đắm vào thế giới thiền.
Sau quá trình thiền định, tốt nhất bạn nên ăn uống thanh đạm. Để sở hữu cách ngồi thiền hiệu quả, bạn nên hạn chế sử dụng nhiều thịt mà bổ sung nhiều rau củ, hoa quả vào bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn nhiều rau quả sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tâm trí thoải mái và cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Chế độ ăn giảm mỡ bụng
Trong cách ngồi thiền hiệu quả, bạn cần thực hiện đều đặn mỗi ngày vào một giờ nhất định. Có như vậy phương pháp này mới phát huy được tác dụng tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn hành thiền mỗi sáng thức dậy, lúc mặt trời mọc hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự thư giãn trong tâm hồn, ngủ ngon và làm việc năng suất hơn.
Lưu ý: Trước khi bắt đầu tập thiền nói riêng hay bất kỳ bài tập nào nói chung thì bạn nên có sự trao đổi với bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe để có chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Trên thực tế, có khá nhiều tư thế ngồi thiền đúng dễ thực hiện ngay tại nhà cho bạn thoải mái lựa chọn. Tùy vào sở thích cũng như để tạo sự mới mẻ cho hoạt động ngồi thiền mỗi ngày, bạn nên linh hoạt lựa chọn một trong 3 tư thế thiền cơ bản được mô tả như bên dưới:
Phần tư Liên Hoa là một trong các tư thế ngồi thiền phổ biến được rất nhiều người ưa chuộng áp dụng. Bởi cách thực hiện phương pháp thiền này khá đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều tư thế phức tạp. Phần tử liên hoa phù hợp với những “tay mơ” mới tập ngồi thiền hay những người cao tuổi, xương đã không còn chắc khỏe và dẻo dai như trước áp dụng.
Để ngồi thiền đúng cách tư thế Phần tử Liên Hoa, hai chân của bạn cần đan chéo vào nhau. Hai bàn chân thì nằm gọn ở dưới phần đùi hoặc đầu gối của chân đối diện. Hai tay thả lỏng, đặt nhẹ lên đầu gối. Bạn cần lưu ý giữ thẳng lưng trong suốt quá trình áp dụng tư thế thiền này.
Xem thêm: 6 tư thế Yoga thiền định mà bạn cần biết
Tư thế ngồi thiền phần tử Liên Hoa (Nguồn: Internet)
Tư thế ngồi thiền theo kiểu Bán Liên Hoa có độ khó nhỉnh hơn. Bởi đây là phương pháp thiền kết hợp giữa tư thế thiền đơn giản tử Liên Hoa và tư thế ngồi thiền phức tạp. Cụ thể, để ngồi thiền đúng cách Bán Liên Hoa này, một chân của bạn gác lên bắp đùi của chân đối diện. Về phần bàn chân thì bạn cần dựng thẳng đứng, có thể để ở tư thế nghỉ hoặc kẹp dưới bắp chân còn lại. Cái khó của tư thế này là bạn phải luôn thả lỏng cơ thể, tập trung giữ cơ thể luôn ở trạng thái thẳng đứng. Khi bạn đã làm được như vậy thì cho dù bước vào giai đoạn thiền sâu, bạn cũng không cần phải lo lắng chỉnh tư thế thiền của mình nữa.
Tư thế Bán Liên Hoa đòi hỏi người luyện tập cần phải khởi động giãn cơ, đặc biệt là bộ phận cơ đùi, cơ háng, khớp cổ chân trước khi tiến hành ngồi thiền. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy mỏi mệt lúc trong và sau khi hoàn thành “nhiệm vụ” của mình.
Đối với những “lính mới”, khi tập luyện tư thế này thường sẽ có cảm giác đau mỏi cơ ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng kiên trì và thực hiện tư thế ngồi thiền, về lâu về dài, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn và cảm giác đau nhức cũng dần biến mất.
Ngồi thiền đúng cách theo tư thế bán liên hoa (Nguồn: Internet)
Toàn Liên Hoa hay còn gọi là tư thế Toàn Kiết Già. Nếu chỉ mới nhìn sơ qua, bạn sẽ cảm thấy rằng tư thế này khá dễ để thực hiện. Trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Toàn Liên Hoa đòi hỏi người ngồi thiền phải biết cách ngồi chuẩn xác, đúng kỹ thuật thì mới phát huy hết công dụng tối đa của phương pháp thiền này.
Các bước ngồi thiền đúng cách theo tư thế Toàn Liên Hoa như sau:
Xem thêm: Các tư thế Yoga khó mà mọi tín đồ đều muốn thực hiện
Tư thế thiền đúng cách theo kiểu Toàn Liên Hoa (Nguồn: Internet)
Thiền là phương pháp giúp chữa lành tâm hồn, cải thiện tâm trạng vô cùng hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về tư thế ngồi thiền đúng cách cũng như những lưu ý khi ngồi thiền. bạn hoàn toàn có thể tập luyện ngồi thiền ngay tại nhà. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng việc thực hiện thiền được đúng kỹ thuật, bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn một trung tâm thể hình uy tín để được hướng dẫn kỹ càng hơn về phương pháp này.
California Fitness & Yoga là một trong những cái tên mà bạn có thể cân nhắc và tham khảo. Với nhiều lớp học Yoga kết nối thân - tâm - trí như Yoga Gentle, Therapy, Yoga Flow, Yoga Stretch, Yoga Ball,... Với các huấn luyện viên Ấn Độ hàng đầu, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về phương pháp ngồi thiền đúng cách, hít thở giúp cân bằng cơ thể và cải thiện sức khỏe tinh thần và thể lý. Bên cạnh đó, California Fitness & Yoga còn hội tụ đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, giúp đáp ứng các nhu cầu tập luyện của học viên. Đăng ký nhận gói tập và tư vấn dinh dưỡng miễn phí ngay tại đây!
Xem thêm: cách giảm cân nhanh tại nhà, thực đơn giảm cân trong 7 ngày, thực đơn giảm cân với khoai lang, uống gì để giảm mỡ bụng, chế độ ăn giảm mỡ bụng