Để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Ủy
ban nhân dân cấp xã/phường hoặc văn phòng công chứng, sau đó mới thực hiện thủ
tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với
đất.
Hồ sơ khai
nhận di sản thừa kế phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản thỏa thuận giữa các đồng thừa kế về tài sản của bố
mẹ để lại
+ Thông báo khai nhận di sản thừa kế có xác nhận của UBND
xã, phường về việc đã niêm yết việc khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã, phường
và không có tố cáo khiếu nại gì;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người để
lại di sản thừa kế;
+ Di chúc (trong trường hợp thừa kế theo di chúc);
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khai nhận di sản thừa
kế và người để lại di sản thừa kế (trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật):
Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, Sổ hộ khẩu,..;
+ Giấy chứng tử của người chết.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo
quy định của pháp luật gồm có:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
(mẫu 04a/ĐK);
+ Những căn cứ chứng minh gia đình bạn sử dụng đất ổn định,
được UBND xã, phường xác nhận đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch;
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
+ Văn bản phân chia di sản thừa kế;
+ Thông báo niêm yết về việc khai nhận di sản thừa kế được
niêm yết và xác nhận tại UBND xã, phường;
+ Giấy chứng tử của bố mẹ;
+ Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của các
con;
+ Các tờ khai: Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí trước bạ.
Ngoài các dịch vụ về khai nhận di sản thừa kế thì văn phòng luật Hồ Chí
Minh còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật.