Hiện trên thị trường có rất nhiều ngân hàng mà bạn có thể gửi tiết kiệm. Nhưng bạn không biết lãi suất ngân hàng ở đâu cao nhất hiện nay, các quy định về lãi suất kèm theo. Để giúp bạn hiểu rõ hơn và nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
Ngân hàng là một đơn vị tổ chức tài chính và trung gian tài chính định kênh tiền gửi và chấp nhận tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay gián tiếp hoặc trực tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là điểm kết nối giữa những khách hàng có thặng dư vốn và khách hàng có thâm hụt vốn.
Do ảnh hưởng của hai loại hình khách hàng trên trong hệ thống tài chính và nền kinh tế, nên các ngân hàng hiện bị quy định khá cao tại hầu hết các nước. Đa số các ngân hàng hiện nay đều hoạt động theo một hệ thống là hoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạn. Trong đó ngân hàng chỉ nắm giữ một dự trữ nhỏ của các khoản cho vay và tiền gửi còn phần còn lại để kiếm lời.
Hình thức hoạt động trên còn tùy thuộc vào các yêu cầu vốn tối thiểu được dựa trên Hiệp ước vốn Basel – đây được xem là một bộ tiêu chuẩn quốc tế về vốn.
Khái niệm lãi suất ngân hàng hiện chưa có luật hay văn bản nào quy định tuy nhiên qua đặc điểm và bản chất thì ta có thể hiểu được một cách đơn giản như sau:
Lãi suất ngân hàng được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm trong hợp đồng vay, mượn giữa tiền cho vay và tiền vốn gửi vào với mức lãi trong một thời hạn nhất định do ngân hàng thỏa thuận hay quy định và phải phù hợp với hệ thống ngân hàng. Như vậy, lãi suất ngân hàng thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc gửi vào ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm).
Các loại lãi suất ngân hàng phổ biến trên thị trường kinh tế lãi suất danh nghĩa hiện nay
Để phân loại lãi suất ngân hàng hi, hiện dựa vào những tiêu chí khác nhau mà có các dạng lãi suất sau:
Thứ nhất: phân loại lãi suất dựa vào tính chất khoản vay
Lãi suất tiền gửi: đây là lãi suất ngân hàng sẽ trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng theo hợp đồng gửi tiền trước đó. Có nhiều mức lãi suất tiền gửi ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào các vấn đề như: quy mô tiền gửi, thời hạn gửi tiền – không kỳ hạn hay tiết kiệm,…
Lãi suất cho vay: đây là khoản lãi suất mà người đi vay tiền ngân hàng phải trả cho ngân hàng khi đến hạn sau khi ký kết hợp đồng vay tiền. Mức lãi suất cho vay này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên, uy tín của khách hàng và tùy vào mục đích, hình thức vay theo quy định của pháp luật.
Lãi suất cơ bản: lãi suất cơ bản được các ngân hàng dùng làm cơ sở ẩn định lãi suất kinh doanh của ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng: đây là loại lãi suất các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng, các bên được tự nguyện thỏa thuận lãi suất và không trái với quy định của pháp luật.
Lãi suất chiết khấu: Loại lãi suất này khách hàng khi vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị chưa đến hạn thanh toán và phải trả cho ngân hàng. Đặc biệt mức lãi suất này, khách hàng được trả trước cho ngân hàng.
Lãi suất tái chiết khấu: đây là loại lãi suất của ngân hàng trung ương áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cho vay khác bằng hình thức tái chiết khấu các loại giấy tờ có giá nhưng chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này.
Thứ hai: phân loại lãi suất dựa vào giá trị thực của tiền lãi
Lãi suất danh nghĩa: đây là loại lãi suất chưa điều chỉnh bởi ảnh hưởng của lạm phát và được tính theo giá trị danh nghĩa. Loại lãi suất này được thể hiện trên quy ước giấy tờ đã được thỏa thuận trước đó. Lãi suất danh nghĩa được tính bằng tỷ lệ lạm phát + lãi suất thực tế.
Lãi suất thực tế: Từ công thức trên ta tính được loại lãi suất thực tế khi lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi cho tỷ lệ lạm phát.
Thực tế cho thấy chi phí đi vay là thấp khi nếu tỷ lệ lạm phát cao. Trong đó quan trọng nhất là lãi suất thực, đây là mấu chốt để chúng ta tính toán hiệu quả của một quyết định kinh tế khi gửi tiết kiệm. Các chuyên gia kinh tế còn đưa ra ý kiến cho rằng, lãi suất thực tế là cơ sở giúp người dân có thể đưa ra quyết định mua trái phiếu chính phủ, đầu tư chứng khoán, vay tiền hay gửi tiền từ ngân hàng,…
Thứ ba: phân loại lãi suất dựa vào loại tiền cho vay
Lãi suất nội tệ: đây là loại lãi suất cho vay và đi vay bằng nội tệ.
Lãi suất ngoại tệ: đây là loại lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ.
Giữa hai loại lãi suất ngân hàng này có mối liên hệ như sau:
Lãi suất nội tệ = Mức tăng giá dự tính của tỷ giá hối đoái + Lãi suất ngoại tệ
Thứ tư: phân loại lãi suất dựa vào tính linh hoạt của lãi suất
Lãi suất cố định: đây là loại lãi suất được ấn định rõ ràng và cụ thể trong bản hợp đồng vay trước đó và không bị thay đổi bởi những biến động của lãi suất thị trường. Theo đó, số tiền về lãi suất được biết trước và luôn cố định, thông thường lãi suất loại này chỉ áp dụng cho vay ngắn hạn.
Lãi suất biến đổi: Lãi suất loại này chịu sự thay đổi theo từng thời kỳ (tháng, quý, năm). Chúng có thể lên xuống do chịu ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường. Tuy nhiên, nếu mức điều chỉnh lãi suất biến đổi này dựa theo thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng trước đó thì vẫn sẽ giữ nguyên theo quy định rõ trên hợp đồng. Kỳ điều chỉnh lãi suất này có thể là 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm.
Phân loại lãi suất dựa vào phạm vi tín dụng trong nước hay ngoài nước (quốc tế)
Lãi suất quốc gia: Đây là mức lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng trong nước.
Lãi suất quốc tế: đây là loại lãi suất được áp dụng các hợp đồng quốc tế. Lãi suất phổ biến là LIBOR, TIBOR (trên thị trường Tokyo), SIBOR, NIBOR (trên thị trường NewYork).
xem thêm: https://chungcuthuthiem.vn/cap-nhap-lai-suat-ngan-hang-moi-nhat/