Hàn đắp chủ yếu là để sửa chữa các chi tiết dạng trục mòn do tiếp xúc. Trong kỹ thuật hàn đắp có thể ứng dụng phương pháp hàn hồ quang, thực hiện bằng dòng xoay chiều và dòng một chiều.
– Chọn thành phần kim loại đắp phụ thuộc vào điều kiện công tác của chi tiết. Sự hao mòn có thể gây ra do ma sát, do va đập, ở nhiệt độ bình thường, nhiệt độ cao và trong môi trường ăn mòn (axit, bazơ…)
– Trước khi đắp, ở chỗ hàn đắp phải làm sạch cần thiết một số tạp chất bẩn, dầu, mỡ… Làm cho kim loại có ánh kim như ban đầu rồi mới có thể hàn đắp đường thứ nhất. Khi hàn đắp đường thứ hai cần phải làm chảy 1/3 chiều rộng của đường hàn thứ nhất, các mối hàn đó chiều rộng đều nhau.
– Khi tiến hành hàn đắp nhiều lớp, mỗi lớp đều phải cạo sạch xỉ hàn. Khi hàn đắp vì diện tích nung nóng và số lần nung nóng nhiều nên dễ sinh ra sự biến dạng lớn, thậm chí còn bị nứt. Cho nên chiều của lớp thứ hai phải thẳng góc với lớp thứ nhất.
– Để giảm bớt sự biến dạng, có thể nhân lúc còn nóng dùng búa tay gõ nhẹ vào lớp hàn đắp.
– Khi hàn cần chú ý tránh chỗ kết thúc của mối hàn sinh ra những rãnh hồ quang quá sâu làm ảnh hưởng đến sự hình thành của mối hàn lớp sau.
– Để đáp ứng yêu cầu gia công, sau khi hàn đắp cần phải để chiều cao mối hàn phù hợp, bề dày của hàn đắp phải lớn hơn độ dày yêu cầu sau khi gia công của nó từ 3 ÷ 5mm.
– Hàn đắp có thể thực hiện theo đường xoắn ốc hoặc đường sinh.