Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch

 
Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch

Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch

Giá Bán: Liên hệ

Thông Tin Sản Phẩm

Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng mới có đầy đủ giá trị pháp lý. Theo đó, người yêu cầu công chứng hợp đồng phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục công chứng. Vậy thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Văn phòng công chứng gần nhất


Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng tiến hành hoàn tất hồ sơ cần công chứng và mang hồ sơ đến nộp tại trụ sở Văn phòng Công chứng. Thời gian nhận hồ sơ là từ thứ hai đến thứ sáu, buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ và buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ và sáng thứ bảy từ 8 giờ đến 12 giờ.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và kiểm tra theo một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp hồ sơ được tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho Công chứng viên để kiểm tra các giấy tờ có trong hồ sơ cần công chứng.

Trường hợp hồ sơ được Công chứng viên trực tiếp nhận: Công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ có trong hồ sơ mà bạn yêu cầu công chứng.

Trường hợp hồ sơ bạn cần công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật: Công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Trường hợp hồ sơ bạn cần công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.

Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên sẽ giải thích rõ ràng cho bạn lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ cần công chứng của bạn.

>>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ

Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản

Sau khi hồ sơ yêu cầu công chứng đã hoàn tất bước tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thì tiếp đến là bước soạn thảo và ký văn bản:

Trường hợp văn bản đã được bạn soạn thảo sẵn: Công chứng viên tiến hành kiểm tra dự thảo văn bản và chỉ rõ những điểm cần sửa chữa trong văn bản (nếu có) cho bạn (người công chứng), nếu bạn không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của bạn: Sau khi xác định nội dung, ý định giao kết hợp đồng không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

Sau khi đã có văn bản thì bạn tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc có thể yêu cầu Công chứng viên đọc giúp.

Nếu bạn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Công chứng viên sẽ xem xét và tiến hành sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc có thể hẹn lại ngày khác.

>>>> Xem thêm: Chứng thực giấy khai sinh


Bước 4: Ký chứng nhận

Ở bước này, Công chứng viên sẽ yêu cầu bạn xuất trình đầy đủ bản chính của các giấy tờ liên quan theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng cũng như ký vào hợp đồng và chuyển sang bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Trả kết quả công chứng

Hồ sơ mà bạn cần công chứng sẽ được đóng dấu và trả lại sau khi bộ phận thu phí của Văn phòng công chứng hoàn tất việc thu phí công chứng cũng như chi phí khác theo quy định.

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh  -  quận Đống Đa, Tp Hà Nội

Số hotline: 0966.22.7979 - 0935.669.669

Địa chỉ email: ccnguyenhue165@gmail.com

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • 31 massage cao thắng
  • Liên hệ quảng cáo
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp