Căn cước công dân là loại giấy tờ cung cấp các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân từ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đối với Việt Kiều đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì việc được cấp Căn cước công dân gắn chip hay không vẫn còn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Vậy Việt kiều là ai? Thủ tục để Việt kiều được cấp lại CCCD chip là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>>> Xem thêm: Bạn cần công chứng, chứng thực giấy tờ nhưng bận vào các ngày trong tuần. Vậy thứ 7, chủ nhật văn phòng công chứng có làm việc không?
1. Việt kiều - Họ là ai?
Thông thường, Việt kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.
Theo Luật Quốc tịch, có thể chia Việt kiều thành 02 loại:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài : Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
2. Là Việt kiều có được làm Căn cước công dân không?
Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Theo Luật Quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Vì thế, Việt kiều được cấp Căn cước công dân của Việt Nam là nếu họ mang quốc tịch Việt Nam (người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Đồng thời phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi từ 14 tuổi trở lên thì mới được cấp thẻ Căn cước công dân.
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp sổ đỏ ở Việt Nam cho Việt Kiều hiện đang ở nước ngoài mới nhất 2023
3. Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho Việt kiều?
3.1 Việt kiều phải tới đâu để xin cấp thẻ Căn cước công dân?
Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
3.2 Giấy tờ cần có để được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân, Việt kiều cần có những giấy tờ sau để được xin cấp thẻ Căn cước công dân:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Trường hợp Việt kiều chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh…
3.3 Làm Căn cước công dân mất bao nhiêu tiền?
Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu theo quy định không phải nộp lệ phí.
Trường hợp cấp đổi và cấp lại, lệ phí như sau:
- Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000đ.
- Đổi thẻ CCCD 50.000đ khi:
+ Bị hư hỏng không dùng được;
+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ;
+ Khi công dân yêu cầu.
- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000đ.
>>>> Xem thêm: Phí chứng thực giấy tờ tùy thân ở UBND phường và văn phòng công chứng có chênh nhau nhiều không?
3.4 Làm thẻ Căn cước công dân mất bao lâu?
Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân kể từ ngày nhận đủ hồ sơ được quy định như sau:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Người dân cần cảnh giác với tình trạng lừa đảo đóng giả chủ đất để chiếm đoạt hàng tỷ đồng hiện nay. >>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả trong 1 phút ngay mà không mất quá nhiều chi phí
Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề: Liệu Việt kiều có làm căn cước công dân được hay không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
>>>> Xem thêm: Bạn cần công chứng, chứng thực giấy tờ nhưng bận vào các ngày trong tuần. Vậy thứ 7, chủ nhật văn phòng công chứng có làm việc không?
1. Việt kiều - Họ là ai?
Thông thường, Việt kiều là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.
Theo Luật Quốc tịch, có thể chia Việt kiều thành 02 loại:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài : Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
2. Là Việt kiều có được làm Căn cước công dân không?
Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Theo Luật Quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Vì thế, Việt kiều được cấp Căn cước công dân của Việt Nam là nếu họ mang quốc tịch Việt Nam (người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Đồng thời phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi từ 14 tuổi trở lên thì mới được cấp thẻ Căn cước công dân.
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp sổ đỏ ở Việt Nam cho Việt Kiều hiện đang ở nước ngoài mới nhất 2023
3. Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho Việt kiều?
3.1 Việt kiều phải tới đâu để xin cấp thẻ Căn cước công dân?
Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
3.2 Giấy tờ cần có để được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân, Việt kiều cần có những giấy tờ sau để được xin cấp thẻ Căn cước công dân:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Trường hợp Việt kiều chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp như giấy khai sinh…
3.3 Làm Căn cước công dân mất bao nhiêu tiền?
Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu theo quy định không phải nộp lệ phí.
Trường hợp cấp đổi và cấp lại, lệ phí như sau:
- Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000đ.
- Đổi thẻ CCCD 50.000đ khi:
+ Bị hư hỏng không dùng được;
+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ;
+ Khi công dân yêu cầu.
- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000đ.
>>>> Xem thêm: Phí chứng thực giấy tờ tùy thân ở UBND phường và văn phòng công chứng có chênh nhau nhiều không?
3.4 Làm thẻ Căn cước công dân mất bao lâu?
Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân kể từ ngày nhận đủ hồ sơ được quy định như sau:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Người dân cần cảnh giác với tình trạng lừa đảo đóng giả chủ đất để chiếm đoạt hàng tỷ đồng hiện nay. >>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả trong 1 phút ngay mà không mất quá nhiều chi phí
Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề: Liệu Việt kiều có làm căn cước công dân được hay không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com