Những rủi ro khi mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

 
Những rủi ro khi mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Những rủi ro khi mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Giá Bán: 10,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

SKĐS - Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae - một loại vi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi nhanh chóng ở đường sinh dục nam và nữ. Mắc bệnh lậu khi mang thai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu

Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae - một loại vi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi nhanh chóng ở đường sinh dục, bao gồm cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng ở phụ nữ, ở niệu đạo cả nữ và nam và cả trong miệng, họng, mắt và hậu môn.

Bệnh lậu có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn với bạn tình bị nhiễm bệnh. Đây là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan từ người này sang người khác và có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.

Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới: Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

Các biểu hiện lâm sàng sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt, đái buốt, đái ra mủ, miệng sáo, quy đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật, có thể sốt, mệt mỏi…

Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới: Thời kỳ ủ bệnh ở nữ thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Biểu hiện lâm sàng thường âm thầm, không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn với viêm nhiễm âm hộ, âm đạo như: đau rát khi đi tiểu, tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Khám bộ phận sinh dục thấy: Mủ ở âm hộ, lỗ niệu đạo viêm đỏ, cổ tử cung viêm đỏ…

Những rủi ro khi mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai - Ảnh 2.

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây bệnh lậu.

Lậu mắt: Ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày. Có thể bị một hoặc cả hai mắt. Mắt sưng nề không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc giác mạc viêm đỏ và loét. Ở người lớn có biểu hiện viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.

Lậu ở một số vị trí khác: Lậu ở họng, hầu: do quan hệ sinh dục - miệng. Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng. Khám thấy họng đỏ, viêm họng mạn, có thể kèm giả mạc.

Lậu hậu môn - trực tràng, do quan hệ sinh dục - hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn. Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra chất nhày hoặc không.

Xem thêm: Phòng khám Đa khoa Hồng Cường xét nghiệm bệnh xã hội như thế nào?

2. Bệnh lậu nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Bệnh lậu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả nam lẫn nữ.

Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể gây viêm cổ tử cung lộ tuyến, viêm niêm mạc tử cung, là một nguyên nhân phổ biến gây viêm vùng chậu, có thể phá hủy ống dẫn trứng dẫn đến hiếm muộn hoặc tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.

Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây xơ hóa và hẹp niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh, dẫn đến hiếm muộn nếu không điều trị.

Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh cho con khi sinh qua đường âm đạo. Điều này xảy ra do em bé tiếp xúc với dịch tiết sinh dục của mẹ. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh thường xuất hiện từ 2-5 ngày sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh có thể bị nhiễm trùng da đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm niệu đạo hoặc viêm âm đạo. Đặc biệt trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, có thể dẫn đến mù vĩnh viễn. Tuy nhiên, mù lòa do nhiễm trùng mắt do bệnh lậu có thể điều trị phòng ngừa.

Nhiễm trùng cũng có thể xâm nhập vào máu của trẻ sơ sinh, gây ra bệnh toàn thân. Cũng như ở người lớn, khi vi khuẩn lây lan khắp cơ thể, nó có thể cư trú ở một hoặc nhiều khớp, gây viêm khớp hoặc viêm các mô trong não hoặc tủy sống.

Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lậu là rất quan trọng để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Khám bệnh xã hội ở Phòng khám Đa khoa Hồng Cường rẻ không?

Những rủi ro khi mắc bệnh lậu ở phụ nữ mang thai - Ảnh 4.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh cho con khi sinh.

3. Phòng ngừa bệnh lậu khi mang thai

Để đảm bảo an toàn sức khoẻ trong thai kỳ, khi có ý định mang thai, người phụ nữ cần đi khám tổng quát để đảm bảo có tình trạng sức khoẻ tốt nhất, đặc biệt cần phát hiện và điều trị dứt điểm các viêm nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Luôn thực hành quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su. Sử sụng bao cao su là một hình thức bảo vệ có hiệu quả nhất đối với các hình thức quan hệ tình dục.

Không quan hệ tình dục với người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như: đi tiểu buốt, đau hoặc phát ban ở bộ phận sinh dục...

Khám thai và tư vấn sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh và điều trị kịp thời, vì trong nhiều trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu không rõ triệu chứng.

Bất kỳ người nào có hoạt động tình dục không an toàn đều có thể bị mắc bệnh lậu. Khi bị mắc bệnh cần phải điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị lậu đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.
Do đó, khi có quan hệ tình dục không an toàn, nếu thấy bất kỳ một triệu chứng nào sớm nhất hoặc nghi ngờ có thể mắc bệnh lậu, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xét nghiệm và điều trị dứt điểm.

Nguồn tổng hợp: https://suckhoedoisong.vn/
Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • 31 massage cao thắng
  • Liên hệ quảng cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy