Nội soi thanh quản là thủ thuật giúp bác sĩ có cái nhìn cận cảnh về thanh quản và cổ họng của bạn. Đây cũng chính là yếu tố cần thiết giúp tìm ra nguyên nhân trong trường hợp cổ họng bị đau hay gặp bất cứ tổn thương nào. Hãy đến với Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn thực hiện điều đó .
Nội soi thanh quản là gì? Có đau không?
Nội soi thanh quản được hiểu đơn giản là một thủ thuật mà bác sĩ sử dụng để xem xét thanh quản, bao gồm cả dây thanh âm cũng như các cấu trúc lân cận. Trong khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ống soi thanh quản vào mũi hoặc miệng, xuống thành sau họng và quan sát hình ảnh được ghi nhận.
Thủ thuật này sẽ được chỉ định khi bác sĩ cần tìm hiểu rõ hơn về các tình trạng hoặc vấn đề khác nhau liên quan đến cổ họng xuất hiện. Cụ thể như:
- Khàn tiếng
- Mất giọng
- Ho khan dai dẳng
- Ho ra máu
- Đau họng
- Khó nuốt
- Hôi miệng
- Cổ họng sưng
- Đau tai dai dẳng
Trong trường hợp cổ họng có dị vật thì việc nội soi thanh quản cũng sẽ được chỉ định. Lúc này, mục đích sẽ là loại bỏ dị vật để tránh tổn thương trầm trọng thêm ở cổ họng.
Hiện nay, rất nhiều người bệnh vẫn băn khoăn không biết rằng nội soi thanh quản có gây đau không? Việc đau hay không đau của kỹ thuật này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Thông thường, trước khi nội soi, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm tiết nước bọt và giảm ho cho bệnh nhân. Tiếp đến là xông thuốc tê trong khoảng thời gian là 10 phút rồi xịt thuốc tê vào họng.
Chính nhờ thuốc tê mà người bệnh thường không có cảm giác khi đưa ống soi vào họng. Cùng với đó, áp dụng thiết bị và phương pháp nội soi tiên tiến, hiện đại thì người bệnh thường không bị đau.
Tuy nhiên, ở một số cơ sở y tế nhỏ lẻ, việc sử dụng thiết bị cùng phương pháp nội soi cũ, thêm vào đó trình độ tay nghề của bác sĩ không cao thì bạn vẫn có thể sẽ bị đau. Chính vì thế cần chú ý lựa chọn cơ sở y tê uy tín để thực hiện thủ thuật này.
Các loại nội soi thanh quản và quy trình thực hiện
Nội soi thanh quản thường sẽ mất khoảng từ 5 – 45 phút tùy vào cách thức thực hiện. Có 2 loại xét nghiệm soi thanh quản được dùng phổ biến đó là trực tiếp và gián tiếp.
1. Nội soi thanh quản trực tiếp
Soi thanh quản trực tiếp cho phép bác sĩ quan sát vào họng lâu hơn. Nó có thể được thực hiện theo 2 cách phổ biến:
- Soi thanh quản ống mềm: Trước khi tiến hành, người bệnh sẽ được xịt thuốc tê tại chỗ vào cổ họng. Sử dụng ống sợi quang nhỏ và mềm, có đèn, ống kính camera ở một đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đèn soi thanh quản qua mũi rồi từ từ đến thành sau họng. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể xịt thêm thuốc tê. Mục đích của thủ thuật này là quan sát, kiểm tra để đưa ra chẩn đoán.
- Soi thanh quản ống cứng: Thường dùng trong các tiểu phẫu ở thanh quản và vòm họng. Người bệnh sẽ được gây mê và không thể cảm thấy đèn soi đi xuống vùng họng. Sử dụng ống soi được thiết kế đặc biệt để bác sĩ có thể đưa qua miệng và luồn dụng cụ qua ống soi để loại bỏ một số tắc nghẽn ở họng. Thủ thuật này còn được dùng để cắt polyp ở dây thanh âm, lấy mô sinh thiết hay thực hiện điều trị laser.
Quá trình nội soi thanh quản trực tiếp thường diễn ra trong khoảng 10 – 45 phút tùy thuộc vào mục đích nội soi.
2. Nội soi thanh quản gián tiếp
So với nội soi trực tiếp thì việc nội soi gián tiếp có phần đơn giản hơn. Trước khi thực hiện thử thuật, bác sĩ sẽ tiến hành phun thuốc tê cục bộ vào họng. Người bệnh sẽ được chỉ định ngồi thẳng lưng trên một chiếc gối cao. Bác sĩ sẽ sử dụng gạc để che lưỡi và giữ cho nó không chắn tầm nhìn.
Tiếp đến, bác sĩ tiến hành đặt một chiếc gương cầm tay y tế nhỏ trên vòm miệng. Sau đó sẽ chiếu đèn vào trong miệng và quan sát hình ảnh được ghi nhận trên gương.
Với việc nội soi gián tiếp, bạn có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu phát ra âm thanh. Điều này sẽ khiến cho thanh quản di chuyển nhằm phát hiện dị vật nếu có. Quá trình nội soi gián tiếp chỉ diễn ra trong khoảng từ 10 – 15 phút.
Những lưu ý khi thực hiện nội soi thanh quản
Trước khi thực hiện việc nội soi, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về quy cách thực hiện và những vấn đề cần chuẩn bị. Tùy thuộc vào từng cách thức mà bác sĩ sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau. Thông thường, bạn cần nhịn ăn uống khoảng ít nhất 8 giờ đồng hồ trước khi thực hiện.
Đừng quên báo cho bác sĩ thông tin về tất cả mọi loại thuốc mà bạn đang dùng. Nếu đang sử dụng các thuốc làm loãng máu hay aspirin, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn ngưng thuốc khoảng 1 tuần rồi mới tiến hành việc nội soi sau đó.
Để hỗ trợ chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm với mục đích nhìn nhận rõ ràng hơn về các triệu chứng. Những xét nghiệm được đề cập có thể bao gồm:
- Khám sức khỏe cơ bản
- Chụp X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính
- Nuốt barium
Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể sẽ thu thập một số mẫu mô ở thanh quản để tiến hành sinh thiết. Kết quả của các xét nghiệm cùng hình ảnh nội soi sẽ giúp bác sĩ xác nhận vấn đề và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất.
Mặc dù không phổ biến nhưng thủ thuật nội soi thanh quản có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng ngoại ý. Chúng có thể là:
- Sưng đau ở vùng lưỡi, miệng hay cổ họng
- Chảy máu tạm thời
- Khàn giọng
- Buồn nôn hay nôn
- Nhiễm trùng
Nếu việc nội soi cần dùng đến kỹ thuật gây mê thì người bệnh thường sẽ thấy buồn ngủ, khô miệng hay đau họng. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường sẽ tự biến mất sau khoảng vài tiếng. Nếu bạn thấy cổ họng đau rát dữ dội kèm theo ho, sốt hay nôn ra máu thì cần chủ động tìm đến bác sĩ ngay lập tức.Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, khách hàng có thể liên hệ đến Hotline 1900 633 698, bác sĩ phòng khám nội soi thanh quản ở Bình Dương sẽ sẵn sàng giải đáp cụ thể cho bạn.