Ngày nay, có nhiều cơ hội cho các luật sư trên con đường phát triển sự nghiệp của mình như làm luật sư cho tòa án, luật sư cho các tổ chức hành nghề luật sư và nếu có kinh nghiệm, khả năng cũng như tự tin thì có thể đứng ra thành lập công ty luật. Nhưng thành lập công ty luật sẽ có những điều kiện đặc biệt gì khác so với nưng công ty khác không? Chúng ta cùng tìm hiểu
- Điều kiện về loại hình công ty
Có 2 loại hình công ty có thể thành lập được công ty luật là Công ty hợp danh và Công ty TNHH.
- Công ty Luật hợp danh do ít nhất 2 luật sư lập nên và không có thành viên góp vốn.
- Công ty Luật TNHH 2 thành viên trở lên do ít nhất 2 luật sư thành lập, và một người sẽ được bầu và đứng ra làm người đại diện pháp luật cho công ty.
- Công ty Luật TNHH 1 thành viên do 1 luật sư thành lập và làm chủ.
- Điều kiện về người thành lập công ty
- Luật sư thành lập phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên quan cho các tổ chức hành nghề luật sư là một trong những điều kiện thành lập công ty luật nhất định phải có.
- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
- Kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động, trong vòng 30 ngày, các thành viên thành lập công ty không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có công ty phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư đó.
- Điều kiện về trụ sở công ty
Điều kiện về trụ sở của công ty luật cũng giống như những công ty khác.
- Địa chỉ công ty phải chứa những thông tin đầy đủ, rõ ràng, cụ thể như số thứ tự, tên đường, phường, xã,…
- Trụ sở công ty không được đặt tại tòa chung cư, nhà tập thể.
- Điều kiện về tên công ty luật
Tên của công ty Luật cũng có những quy định như những công ty khác, nhưng do chỉ có 2 loại hình nên tên doanh nghiệp phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”. Tên không trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty luật sư khác đã được đăng ký hoạt động.
- Điều kiện về góp vốn
Như đã nói ở trên công ty luật gồm 2 loại hình công ty là Công ty hợp danh và công ty TNHH. Cả hai loại hình công ty luật này đều do người thành lập doanh nghiệp góp vốn, nhưng có những điều khác là đối với công ty TNHH người thành lập chỉ cần co trách nhiệm đối với số vốn mình đã góp, còn với công ty hợp danh thì có trách nhiệm toàn bộ cả tài sản khi có vấn đề phát sinh