Hãy cân nhắc kĩ trước khi dấn thân vào ngành tổ chức sự kiện
Hoàng Trần tranh thủ mạn đàm một chút về ngành tổ chức sự kiện để bạn đọc, hoặc có thể các sinh viên sắp ra trường đang có ý định dấn thân vào ngành này thì có thể cân nhắc kĩ hơn để không bị “sốc”.
Nhân mùa Covid-19 đang tạm thời làm ngừng hầu hết các hoạt động của ngành quảng cáo truyền thông nói chung và ngành tổ chức sự kiện nói riêng thì bài viết lần này, Hoàng Trần tranh thủ mạn đàm một chút về ngành tổ chức sự kiện để bạn đọc, hoặc có thể các sinh viên sắp ra trường đang có ý định dấn thân vào ngành này thì có thể cân nhắc kĩ hơn để không bị “sốc”.
Hoàng Trần tổ chức sự kiện đầu năm của ngân hàng ACB
1. Tổ chức sự kiện là ngành có áp lực rất lớn
Hầu hết mọi ý kiến cho rằng mỗi chương trình đều đã phân công công việc ở từng khâu khác nhau như âm thanh, ánh sáng, nội dung, hậu cần,... nên người làm tổ chức sự kiện chỉ cần tổng hợp và giám sát là xong. Bởi vậy mà áp lực công việc không cao nếu không muốn nói là nhàn rỗi. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Không phải ngẫu nhiên mà tổ chức sự kiện còn được gọi là nghề cân não và người làm tổ chức sự kiện buộc phải có một tinh thần thép. Điều ấy thể hiện ở tất cả các khâu để hoàn thành chương trình. Ngay khi lên ý tưởng, ngoài những phút xuất thần thăng hoa thì người làm sự kiện phải rèn luyện cho mình khả năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề nhanh nhất.
Hơn nữa, một ý tưởng đưa ra cần phải thuyết trình với khách hàng. Họ có thể đồng ý với ý tưởng trên bản kế hoạch nhưng khi đi vào thực tế chi tiết từng khâu như phác họa mặt bằng, sắp xếp sân khấu, đèn, âm thanh. Ngay đến việc chọn thảm trải sân khấu đôi khi cũng thành vấn đề lớn nếu Client không chấp nhận.
Vì vậy khi đã xác định dấn thân vào nghề này thì sẽ chẳng lạ lùng gì với những hôm trăn trở đến mất ăn mất ngủ vì ý tưởng cho đứa con tinh thần của mình chưa hoàn thiện.
2. Phải dồn toàn lực suốt các khâu của sự kiện từ tiền kỳ đến hậu kỳ
Áp lực công việc không chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng. Ngay khi thực hiện, người làm event phải thường xuyên đi sớm về muộn. Với sự kiện lớn, mọi việc phải chuẩn bị trước đó vài tháng. Từ đi khảo sát địa điểm, làm bản thảo chương trình, lên lịch trình sự kiện, đến những việc nhỏ nhất như chọn ghế, xếp ghế. Không chỉ có vậy, họ còn phải lường trước mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng xấu tới sự kiện.
Đội ngũ của Hoàng Trần luôn túc trực suốt quá trình diễn ra sự kiện để có thể ứng biến kịp thời
Chương trình đang diễn ra mà mất điện thì phải tính sao? Đột nhiên có cháy nổ vì khán giả đạp phải đường dây điện thì làm sao? Có vô số tình huống sẽ xảy ra mà người làm sự kiện phải dự đoán trước và đưa ra phương án ứng biến cụ thể. Bạn chỉ thật sự được thở phào nhẹ nhõm một khi chương trình kết thúc tốt đẹp.
3. Không chỉ cần đam mê với ngành mà còn nhiều yếu tố khác
Đây có lẽ là suy nghĩ chung của hầu hết người mới vào nghề. Tuy nhiên, bằng vào kinh nghiệm nhiều năm của Hoàng Trần thì riêng đối với tổ chức sự kiện, đam mê chỉ là yếu tố cần. Bạn phải có vô vàn yếu tố khác để có thể tiếp tục con đường sáng tạo của mình.
- Sức khỏe: đừng ngạc nhiên khi sức khỏe là yếu tố hàng đầu đối với một người làm event. Nếu không có một sức khỏe tốt, bạn sẽ không thể chịu nổi những ngày tháng gần như không ngủ cùng sự kiện, những bữa ăn qua loa, vội vàng, giờ giấc sinh hoạt thất thường cùng hàng loạt những công việc khác yêu cầu một thể lực tốt mới có thể hoàn thành. Từng thành viên trong
ê-kíp tổ chức sự kiện của Hoàng Trần đều luôn sẵn sàng ở trạng thái thể lực tốt nhất trước khi bước vào giờ G.
- Sự cầu toàn: bên cạnh sức khỏe thì cẩn thận, cầu toàn cũng là đức tính vô cùng cần thiết của người làm tổ chức sự kiện. Những đức tính ấy đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa sự cố ngoài ý muốn cũng như đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Sự kiện của Herbalife Nutrition do Hoàng Trần phối hợp tổ chức
- Kiên nhẫn lắng nghe và biết dung hòa ý tưởng: nhiều người ví von rằng người làm event là một nghệ nhân ghép hình thực thụ, như một con “bạch tuộc nhiều xúc tu” đa nhiệm. Để làm tốt công việc này, bạn phải cẩn thận trong từng công đoạn, kết hợp hài hòa giữa nội dung và cách thể hiện, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của các thành viên trong team nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chung một cách thống nhất.
- Sáng tạo: Cũng chỉ với dàn âm thanh đó, dàn ánh sáng, sân khấu như vậy, điều người tổ chức sự kiện cần phải làm là sử dụng những thứ không mới, sáng tạo nó để đem đến một sản phẩm khác biệt. Điều này không có nghĩa là làm giảm sự độc đáo của những công nghệ mới. Tuy nhiên cách sử dụng, cách thức truyền tải đến khán giả mới là việc quan trọng nhất.
Một người giám đốc sáng tạo đã từng nói rằng, bản chất của sáng tạo đơn giản chỉ là kết hợp những điều cũ, những điều người khác tưởng là vô dụng thành một cái mới hữu dụng hơn và bất ngờ hơn rất nhiều.
Cuối cùng, tổ chức sự kiện tuy không còn quá mới mẻ với nhiều người nhưng hiện nay nó vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. Để đi đến thành công, buộc bạn phải không ngừng nỗ lực và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, nếu có đủ đam mê và thực lực thì đây nhất định sẽ là môi trường làm việc lý tưởng cùng mức lương xứng đáng đối với công sức bạn bỏ ra.
Là đơn vị cho thuê thiết bị sự kiện như Laptop, cho thuê thiết bị sự kiện như smartphone số lượng lớn, bộ đàm, loa phóng thanh, loa di động, loa trợ giảng, bộ matrix Kramer 4x4, thiết bị DscanCue present, những năm qua công ty Hoàng Trần luôn cố gắng phát huy thế mạnh bản thân, đồng thời đúc rút kinh nghiệm từ nhiều sự kiện, case study đã từng tổ chức.
- Email : hoangtran@hoangtran.vn
- Di động : 0932 083 238 - 0932 085 238
- Fanpage : facebook.com/thuemanhinhcamung
Hoàng Trần tranh thủ mạn đàm một chút về ngành tổ chức sự kiện để bạn đọc, hoặc có thể các sinh viên sắp ra trường đang có ý định dấn thân vào ngành này thì có thể cân nhắc kĩ hơn để không bị “sốc”.
Nhân mùa Covid-19 đang tạm thời làm ngừng hầu hết các hoạt động của ngành quảng cáo truyền thông nói chung và ngành tổ chức sự kiện nói riêng thì bài viết lần này, Hoàng Trần tranh thủ mạn đàm một chút về ngành tổ chức sự kiện để bạn đọc, hoặc có thể các sinh viên sắp ra trường đang có ý định dấn thân vào ngành này thì có thể cân nhắc kĩ hơn để không bị “sốc”.
Hoàng Trần tổ chức sự kiện đầu năm của ngân hàng ACB
1. Tổ chức sự kiện là ngành có áp lực rất lớn
Hầu hết mọi ý kiến cho rằng mỗi chương trình đều đã phân công công việc ở từng khâu khác nhau như âm thanh, ánh sáng, nội dung, hậu cần,... nên người làm tổ chức sự kiện chỉ cần tổng hợp và giám sát là xong. Bởi vậy mà áp lực công việc không cao nếu không muốn nói là nhàn rỗi. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Không phải ngẫu nhiên mà tổ chức sự kiện còn được gọi là nghề cân não và người làm tổ chức sự kiện buộc phải có một tinh thần thép. Điều ấy thể hiện ở tất cả các khâu để hoàn thành chương trình. Ngay khi lên ý tưởng, ngoài những phút xuất thần thăng hoa thì người làm sự kiện phải rèn luyện cho mình khả năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề nhanh nhất.
Hơn nữa, một ý tưởng đưa ra cần phải thuyết trình với khách hàng. Họ có thể đồng ý với ý tưởng trên bản kế hoạch nhưng khi đi vào thực tế chi tiết từng khâu như phác họa mặt bằng, sắp xếp sân khấu, đèn, âm thanh. Ngay đến việc chọn thảm trải sân khấu đôi khi cũng thành vấn đề lớn nếu Client không chấp nhận.
Vì vậy khi đã xác định dấn thân vào nghề này thì sẽ chẳng lạ lùng gì với những hôm trăn trở đến mất ăn mất ngủ vì ý tưởng cho đứa con tinh thần của mình chưa hoàn thiện.
2. Phải dồn toàn lực suốt các khâu của sự kiện từ tiền kỳ đến hậu kỳ
Áp lực công việc không chỉ dừng lại ở việc lên ý tưởng. Ngay khi thực hiện, người làm event phải thường xuyên đi sớm về muộn. Với sự kiện lớn, mọi việc phải chuẩn bị trước đó vài tháng. Từ đi khảo sát địa điểm, làm bản thảo chương trình, lên lịch trình sự kiện, đến những việc nhỏ nhất như chọn ghế, xếp ghế. Không chỉ có vậy, họ còn phải lường trước mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng xấu tới sự kiện.
Đội ngũ của Hoàng Trần luôn túc trực suốt quá trình diễn ra sự kiện để có thể ứng biến kịp thời
Chương trình đang diễn ra mà mất điện thì phải tính sao? Đột nhiên có cháy nổ vì khán giả đạp phải đường dây điện thì làm sao? Có vô số tình huống sẽ xảy ra mà người làm sự kiện phải dự đoán trước và đưa ra phương án ứng biến cụ thể. Bạn chỉ thật sự được thở phào nhẹ nhõm một khi chương trình kết thúc tốt đẹp.
3. Không chỉ cần đam mê với ngành mà còn nhiều yếu tố khác
Đây có lẽ là suy nghĩ chung của hầu hết người mới vào nghề. Tuy nhiên, bằng vào kinh nghiệm nhiều năm của Hoàng Trần thì riêng đối với tổ chức sự kiện, đam mê chỉ là yếu tố cần. Bạn phải có vô vàn yếu tố khác để có thể tiếp tục con đường sáng tạo của mình.
- Sức khỏe: đừng ngạc nhiên khi sức khỏe là yếu tố hàng đầu đối với một người làm event. Nếu không có một sức khỏe tốt, bạn sẽ không thể chịu nổi những ngày tháng gần như không ngủ cùng sự kiện, những bữa ăn qua loa, vội vàng, giờ giấc sinh hoạt thất thường cùng hàng loạt những công việc khác yêu cầu một thể lực tốt mới có thể hoàn thành. Từng thành viên trong
ê-kíp tổ chức sự kiện của Hoàng Trần đều luôn sẵn sàng ở trạng thái thể lực tốt nhất trước khi bước vào giờ G.
- Sự cầu toàn: bên cạnh sức khỏe thì cẩn thận, cầu toàn cũng là đức tính vô cùng cần thiết của người làm tổ chức sự kiện. Những đức tính ấy đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa sự cố ngoài ý muốn cũng như đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Sự kiện của Herbalife Nutrition do Hoàng Trần phối hợp tổ chức
- Kiên nhẫn lắng nghe và biết dung hòa ý tưởng: nhiều người ví von rằng người làm event là một nghệ nhân ghép hình thực thụ, như một con “bạch tuộc nhiều xúc tu” đa nhiệm. Để làm tốt công việc này, bạn phải cẩn thận trong từng công đoạn, kết hợp hài hòa giữa nội dung và cách thể hiện, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của các thành viên trong team nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chung một cách thống nhất.
- Sáng tạo: Cũng chỉ với dàn âm thanh đó, dàn ánh sáng, sân khấu như vậy, điều người tổ chức sự kiện cần phải làm là sử dụng những thứ không mới, sáng tạo nó để đem đến một sản phẩm khác biệt. Điều này không có nghĩa là làm giảm sự độc đáo của những công nghệ mới. Tuy nhiên cách sử dụng, cách thức truyền tải đến khán giả mới là việc quan trọng nhất.
Một người giám đốc sáng tạo đã từng nói rằng, bản chất của sáng tạo đơn giản chỉ là kết hợp những điều cũ, những điều người khác tưởng là vô dụng thành một cái mới hữu dụng hơn và bất ngờ hơn rất nhiều.
Cuối cùng, tổ chức sự kiện tuy không còn quá mới mẻ với nhiều người nhưng hiện nay nó vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. Để đi đến thành công, buộc bạn phải không ngừng nỗ lực và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, nếu có đủ đam mê và thực lực thì đây nhất định sẽ là môi trường làm việc lý tưởng cùng mức lương xứng đáng đối với công sức bạn bỏ ra.
Là đơn vị cho thuê thiết bị sự kiện như Laptop, cho thuê thiết bị sự kiện như smartphone số lượng lớn, bộ đàm, loa phóng thanh, loa di động, loa trợ giảng, bộ matrix Kramer 4x4, thiết bị DscanCue present, những năm qua công ty Hoàng Trần luôn cố gắng phát huy thế mạnh bản thân, đồng thời đúc rút kinh nghiệm từ nhiều sự kiện, case study đã từng tổ chức.
- Hoàng Trần có đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, tận tình và chu đáo
- Hệ thống thiết bị sự kiện cấu hình cao, cho thuê chất lượng tốt, hiệu quả
- Đội ngũ nhân viên lắp ráp chuyên nghiệp, nhanh chóng, lịch sự, sẵn sàng cài đặt và ứng dụng free 100% cho khách hàng
- Giá cả cho thuê cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay
- Email : hoangtran@hoangtran.vn
- Di động : 0932 083 238 - 0932 085 238
- Fanpage : facebook.com/thuemanhinhcamung