Khái niệm Bao bì offset là gì?
Nói về bao bì offset là một thuật ngữ khá phổ biến ở ngành in ấn, hầu
hết các sản phẩm bao bì túi hộp, các ấn phẩm truyền thông như tờ rơi, catalogue
đều ứng dụng công nghệ này vào trong quy trình sản xuất. Bao bì offset được hiểu
là việc tạo ra những sản phẩm bao bì giấy bằng offset, công nghệ in ấn đã ra đời
từ lâu nhưng giờ đây ứng dụng các máy móc hiện đại hơn, tân tiến hơn với nhiều
ưu điểm vượt trội hơn so với khi in offset truyền thống.
Xem thêm: in
bao bì tại tphcm chất lượng nhất tại web: http://tamanhduong.vn/cong-ty-in-an-bao-bi-gia-re-uy-tin-tai-tphcm.html
Quy trình in ấn bao
bì offset quốc tế
Có 5 bước cơ bản trong quy trình in ấn bao bì offset:
Bước 1: Thiết kế chế
bản
Để có được bản in offset chất lượng, không bị lỗi
hỏng đầu tiên phải tạo ra chế bản in trên chuẩn trên máy tính hay có thể hiểu
là thiết kế bản in chuẩn file.
Các thông tin cần trình bày trên thiết kế một cách hài hòa cả
về nội dung, hình thức và màu sắc theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, khách
hàng. Sau khi đã thỏa thuận và hoàn thiện quá trình thiết kế, đơn vị in offset
có thể chuyển sang bước kế tiếp là outfilm.
Bước 2: Output film
Sau khi thiết kế chế bản hoàn thành, kỹ thuật viên in ấn sẽ
tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out
thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K
(Black).
Hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản có thể hòa sắc để tạo nên tất cả
các màu sắc khác. Những màu cần thiết được kết hợp từ 3 trong 4 màu nói trên
hay cả 4 màu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả màu sắc
khác nhau. Quá trình này gọi là “output 4 tấm film”.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Sau khi có 4 tấm phim, kỹ thuật viên in ấn sẽ đem phơi từng
tấm một lên bản kẽm hoặc có thể hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh
của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Đây là bước thứ 3
trong quá trình in offset.
Bước 4: In offset
Trong quá trình in offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng
màu một, sự bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in sẽ phụ thuộc vào kỹ
thuật và kinh nghiệp của kỹ thuật viên.
Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm
màu để lắp lên quả lô máy in offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng
sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực
C và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.
Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ
tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào
và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4
màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.
Trong quy trình in, kỹ thuật viên in ấn sẽ phải chạy thử các
bản nháp nhằm đảm bảo màu in ổn định. Khi tiến hành in offset, nhà in phải trừ
hao giấy để đảm bảo chất lượng.
Bước 5: Gia công sau
in
Sau khi in offset, kỹ thuật viên in ấn sẽ thực hiện đến bước
cuối cùng để hoàn thiện bản in offset đó là quá trình gia công sau in. Thông
thường, quá trình gia công sau in được ứng dụng rộng rãi đó là quá trình cán mờ
và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt
bóng hẳn lên.
Cán màng mờ là quá trình tô điểm thêm cho sản phẩm và không
bắt buộc phải gia công, tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng. Cán màng mờ là
cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán màng mờ sẽ giúp cho việc
in tờ rơi được mịn màng và giúp hình ảnh trở nên bắt mắt. Để đảm bảo quá trình
in offset không xảy ra lỗi và phải tiến hành in lại, kỹ thuật viên in ấn phải
thực sự tỉ mỉ trong các bước, để tạo nên bản in chất lượng.
Đó là tất cả thông tin về bao bì offset. Xem chi tiết
hơn vui lòng truy cập: công
ty Tâm Ánh Dương chuyên in ấn bao bì