Nắm bắt những yếu tố sau đây để viết nên một CV chuẩn nhất cho thực tập sinh nhân sự từ đó có những bước tiến quan trọng trong sự nghiệp và gây dựng một tương lai vững chắc. Hãy hiện thực hoá tất cả những kiến thức mà bạn có và đóng gói chúng thành một vũ khí đầy tiềm năng trong thị trường nhân sự rất cạnh tranh hiện nay.
Nên đưa gì vào CV thực tập sinh nhân sự?
CV thực tập sinh được trình bày gồm những phần cơ bản. Đó là phần giới thiệu thông tin bản thân, phần 2 là mục tiêu nghề nghiệp, phần 3 là chuyên môn của bạn, phần 4 chính là kinh nghiệm làm việc.
Mục tiêu nghề nghiệp
Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ứng viên có mục tiêu công việc rõ ràng, lộ trình phát triển cụ thể. Do đó, ở mục này, hãy viết về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên.
“Với riêng phần mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường, bạn đừng thể hiện những điều quá bay bổng xa rời thực tế. Có thể ở thời điểm kinh nghiệm trường đời còn hạn chế có thể khiến cho các tân cử nhân chưa hình dung rõ nhất về bức tranh xã hội, chính những ước mơ lập nghiệp màu hồng khiến cho bạn không đưa ra được mục tiêu bám sát với hiện thực. Bởi vậy mà bạn cần đọc những chia sẻ này để kịp thời nhìn nhận vấn đề.” Theo CV Online 365 – Những chuyên gia tại Timviec365.vn chia sẻ về vấn đề này, một gợi ý tuyệt hảo cho những bạn sinh viên mới ra trường chưa biết cách viết một tiêu khiến nhà tuyển dụng xao xuyến nhưng đầy giá trị.
Thông tin cá nhân chính xác
Tại phần này, bạn cần liệt kê các thông tin đơn giản như Tên, Năm sinh, Địa chỉ nơi ở, số điện thoại, email, có thể thêm ảnh chân dung rõ mặt.
Học vấn trong CV thực tập sinh nhân sự
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và điểm trung bình thời điểm hiện tại.
Kinh nghiệm làm việc liên quan
Đối với vị trí thực tập sinh văn phòng vì bạn còn ít kinh nghiệm nên có thể đưa vào một số hoạt động làm việc bán thời gian(nếu có) để tăng độ hấp dẫn của CV.
Để CV thu hút nhà tuyển dụng
- Trình bày rõ ràng, sắp xếp thông tin logic, có khoa học.
- Dùng từ ngữ diễn đạt chuẩn mực, có chừng mực, không khoa trương, không dài dòng lan man.
- CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1 trang A4 là phù hợp nhất.
- Sử dụng font chữ thông dụng như Times New Roman, Arial, Tahoma. Cỡ chữ 12-13, các tiêu đề có thể để cỡ to hơn.
- Nên liệt kê thông tin dưới dạng bullet để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt ý chính trong CV của bạn. Những đoạn quá dài sẽ khiến họ chán nản khi ngập chìm trong hàng tá hồ sơ.
Kỹ năng chuyên môn có trong CV thực tập sinh nhân sự
Đây là phần cứu cánh cho những bạn chưa có hoặc ít kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng khi tuyển thì bên cạnh mục tiêu công việc và kinh nghiệm thì kỹ năng là phần họ quan tâm nhất.
Dưới đây là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở thực tập sinh nhân sự:
- Kỹ năng soạn thảo văn bản
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng học hỏi
- Hãy lựa chọn 4-6 kỹ năng mà bạn đang có hoặc biết để làm nổi bật CV xin việc của mình.