Lãi suất cố định là gì & phân biệt với lãi suất thả nổi

 
Lãi suất cố định là gì & phân biệt với lãi suất thả nổi

Lãi suất cố định là gì & phân biệt với lãi suất thả nổi

Giá Bán: Liên hệ

Thông Tin Sản Phẩm

Hiện nay, với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế trên cả thế giới và trong nước. Nhưng các bạn đa phần chưa hiểu rõ cũng như hiểu rõ về định nghĩa lãi suất cố định. Citinews với đội ngũ có rất nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tư vấn cho mọi người hiểu rõ hơn về lãi suất cố định.

1. Định nghĩa về lãi suất cố định?

Lãi suất cố định được hiểu hình thức lãi vay thường được áp dụng ở các trường hợp cho vay ngắn hạn. Nếu lựa chọn hình thức này, mọi người sẽ được áp dụng một mức lãi suất cụ thể được quy định trong hợp đồng tín dụng trong suốt thời gian vay vốn. Lãi suất này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian vay thế chấp tại ngân hàng.

2. Công thức lãi suất cố định

Để tính được lãi suất, ngân hàng sẽ dựa trên số tiền vay vốn ban đầu. Áp dụng công thức:

Lãi suất hàng tháng = Số tiền vay * Lãi suất/12 tháng.

Ví dụ:

Anh Tuấn vay số tiền 15 triệu trong vòng 2 năm với mức lãi suất cố định là 12%/ năm.

Như vậy: Số tiền (gốc + lãi)/tháng = 15tr/24 tháng(tiền gốc) + 15tr * 1%/tháng(tiền lãi) = 775 nghìn đồng/tháng, và tháng nào anh Tuấn cũng đóng số tiền đó trong suốt 2 năm

3. Phân biệt giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi

Nội dung

Lãi suất cố định

Lãi suất thả nổi

Bản chất

Lãi suất ấn định ở một mức cụ thể

Lãi suất thay đổi theo kỳ, không cố định

Viết trong hợp đồng

Ghi rõ trong hợp đồng

Mức điều chỉnh, kỳ hạn điều chỉnh theo thỏa thuận giữa hai bên và được ghi rõ trong hợp đồng

Mối quan hệ với lãi suất thị trường

Không chịu tác động

Chịu tác động

Cơ sở

Thường là lãi suất thị trường, thời điểm ký hợp đồng

Biết lãi suất kỳ đầu tiên sau đó điều chỉnh theo lãi suất tham chiếu hoặc chỉ số lạm phát

Áp dụng

Thường ngắn hạn

Thường dài hạn

Dự đoán số tiền lãi

Số tiền chính xác, cụ thể

Chỉ dự đoán được kỳ đầu mà không thể dự đoán các kỳ sau

Khi lãi suất giảm

Không ảnh hưởng nên bị thiệt với số tiền lãi như cũ

Được lợi với số tiền lãi giảm

Khi lãi suất tăng

Không ảnh hưởng nên được lợi với số tiền lãi như cũ

Bị thiệt với số tiền lãi tăng

4. Nên chọn lãi suất cố định hay thả nổi?

Giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong khoảng thời gian vay thế chấp, thường thì lãi suất cố định sẽ cao hơn và có tổng chi phí vay vốn cao hơn. Tuy vậy trên khía cạnh kế hoạch tài chính, phương thức tính lãi suất cố định sẽ có lợi hơn cho bên đi vay. Lựa chọn hình thức này, họ sẽ biết trước chắc chắn mỗi tháng sẽ trả tiền gốc và tiền lãi bao nhiêu (vì lãi suất cố định suốt quá trình vay), nhờ vậy họ sẽ tự giác hơn trong kế hoạch tài chính của mình.

Còn đối với vay thế chấp với lãi suất thả nổi, nó cũng sẽ là sự lựa chọn rất khôn ngoan nếu như các bạn biết được xu thế lãi suất và nắm rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất để tiến hành đáo hạn kịp thời trước khi lãi suất được điều chỉnh tăng, thì đi vay vốn với lãi suất thả nổi là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.

Nếu lãi suất thả nổi mang tính linh hoạt cao nhưng khách hàng chỉ biết được số tiền mình phải trả trong kỳ đầu tiên (từ kỳ điều chỉnh thứ hai trở đi đều phụ thuộc vào thị trường và ngân hàng) thì ngược lại, lãi suất cố định đảm bảo sự ổn định, tuy nhiên người vay cũng phải trả cái giá tương xứng.

Tham khảo công thức tính lãi suất thả nổi: TẠI ĐÂY

Với những ưu điểm và nhược điểm ở trên, việc chọn trả lãi suất thấp trong ngắn hạn hoặc chấp nhận trả lãi suất cao mà ổn định trong dài hạn đều phụ thuộc vào sự tính toán cẩn thận về khả năng tài chính, quản lý rủi ro của mỗi khách hàng sao cho thích hợp. Chính vì thế, khách hàng nên căn cứ vào điều kiện, kế hoạch cũng như yếu tố ưu tiên của mình để quyết định nên vay với phương án nào.

Dưới đây là kinh nghiệm của citinews về câu hỏi lãi suất cố định là gì & Và cách lãi suất cố định. Hy vọng rằng những chia sẻ trên mà chúng tôi tìm hiểu ở trên sẽ giúp ích được cho các bạn.

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • 31 massage cao thắng
  • giò chả phú duy
  • Liên hệ quảng cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp