Xem xét khả năng kết hợp FSC và FLEGT (Phần 2)

 
Xem xét khả năng kết hợp FSC và FLEGT (Phần 2)

Xem xét khả năng kết hợp FSC và FLEGT (Phần 2)

Giá Bán: Liên hệ

Thông Tin Sản Phẩm

Nhìn chung, hệ thống FSC và EU-FLEGT có sự tương thích và có thể bổ trợ cho nhau trong việc chứng minh tính hợp pháp qua chuỗi hành trình sản phẩm gỗ. Trên thực tế, do chưa có cơ chế cấp phép FLEGT nên từ tháng 3/2013 – thời điểm Luật định EUTR có hiệu lực áp dụng thì mỗi lô sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU đều phải thực hiện các quy định về trách nhiệm giải trình (Due Dillegence System – DDS). Trong điều kiện này, chứng chỉ FSC có thể được coi là một trong những điều kiện CẦN giúp các doanh nghiệp gỗ đáp ứng các yêu cầu về DDS. Nếu Hiệp định VPA/FLEGT mở ra cơ hội cho sử dụng chứng chỉ FSC khi cấp phép FLEGT cho các lô hàng vào thị trường EU thì sẽ giúp các doanh nghiệp duy trì, thúc đẩy, mở rộng khai thác nguồn gỗ từ các khu rừng đang (hoặc sẽ) được quản lý theo hệ thống FSC.


Tuy nhiên, việc đạt chứng chỉ FSC chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu của EU-FLEGT bởi tuy có nhiều điểm tương đồng về mục tiêu, nội dung, chế độ kiểm toán, xác minh độc lập, song về chi tiết, đây là hai hệ thống có nhiều sự khác biệt. Cụ thể: dù FSC là một chứng chỉ có giá trị quốc tế nhưng mới chỉ dừng lại là một bằng chứng mang tính chất tham khảo, chưa có đủ giá trị pháp lý. Đặc điểm này không tương thích với hệ thống EU-FLEGT khi đòi hỏi những chứng cứ có tính pháp lý để chứng minh nguồn gốc (hợp pháp) của sản phẩm. Ngoài ra, FSC chủ yếu tập trung vào các tiêu chí “bền vững”, nhưng chưa có lý giải nào chứng minh tiêu chí đó tương đương và thỏa mãn với yêu cầu đảm bảo “tính hợp pháp” của FLEGT.


Chính bởi sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống mà phương án tối ưu hơn cả là tích hợp chúng theo hướng cho phép sử dụng chứng chỉ FSC như một giải pháp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu của EU về tuân thủ EUTR (hiện nay) và cấp phép FLEGT (sau này, khi VPA/FLEGT được ký kết). Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, chủ rừng đầu tư thực hiện chứng chỉ FSC bên cạnh việc thực hiện FLEGT/VPA.


Để hiện thực hóa điều này, thiết nghĩ, quá trình đàm phán VPA/FLEGT giữa Chính phủ Việt Nam và EU có thể cần xem xét một số vấn đề sau: (i) Hoàn thiện Phụ lục định nghĩa về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ như là mẫu số chung cho cả FSC và VPA/FLEGT. Các điều khoản liên quan đến nguồn gốc hợp pháp của gỗ của FSC cần được xem xét, tích hợp đầy đủ trong định nghĩa về tính hợp pháp của gỗ trong VPA/FLEGT; (ii) Các nội dung và bài học kinh nghiệm thực tế liên quan đến kiểm toán và giám sát của FSC có thể được xem xét, bổ sung cho Phụ lục 6 của VPA/FLEGT về Giám sát độc lập, hiện vẫn đang trong giai đoạn thảo luận. Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự như một bên thứ ba độc lập trong giám sát FSC có thể được kế thừa và áp dụng cho VPA/FLEGT; (iii) Cơ quan đánh giá độc lập FSC cũng có thể là một lựa chọn tiềm năng để tham gia thực hiện giám sát Hệ thống giám sát TLAS khi VPA/FLEGT có hiệu lực; (iv) Phát triển hệ thống hiệu quả về quản lý dữ liệu và thông tin liên quan đến cấp chứng chỉ FSC và giấy phép FLEGT cho từng lô hàng của từng doanh nghiệp trên toàn quốc; và (v) Nhà nước và các bên liên quan cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về thúc đẩy thực hiện mục tiêu 1,8 triệu ha rừng sản xuất đạt chứng chỉ FSC vào năm 2020 đã đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020.


Liên quan đến các hoạt động thúc đẩy tiến trình đàm phán VPA/FLEGT tại Việt Nam, từ tháng 11/2013 đến tháng 02/2014, Tổ chức Forest Trends và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã phối hợp thực hiện tham vấn và đánh giá lại cơ cấu, thể chế cũng như hiệu quả hoạt động của Mạng lưới REDD+ quốc gia và Mạng lưới VNGO-FLEGT. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp các bên có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh hoạt động mạng lưới nhằm tham gia và hỗ trợ tốt hơn cho tiến trình thực hiện REDD+ và VPA/FLEGT ở Việt Nam.Bên cạnh đó, ngày 21/8/2014, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và PanNature cũng phối hợp tiến hành khởi động Dự án “Tiếp cận chung tới tiến trình VPA tại Việt Nam và Lào”. Dự án được thực hiện trong 4 năm (2014-2018) với tổng kinh phí 2,6 triệu euro nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA, góp phần đưa ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam phát triển bền vững và phù hợp với quy định quốc tế.


Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn FSC, vui lòng liên hệ với Thư Viện Tiêu Chuẩn theo số hotline 0948.690.698 để được tư vấn FSC.


Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • giò chả phú duy
  • Liên hệ quảng cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • 31 massage cao thắng