Vì sao trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng?
Trẻ sơ sinh so với người lớn thường gặp tình trạng đầy hơi nhiều hơn, do trẻ hay quấy khóc nên nuốt phải nhiều không khí, gây chướng bụng. Khi bị trường hợp này, bé sẽ khó chịu, khó ngủ, hay nôn và bỏ bữa.
Nguyên nhân gây đầy hơi
- Bé hấp thụ lượng khí quá nhiều trong quá trình bú mẹ khiến khí xâm nhập vào hệ tiêu hóa.
- Hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thể xử lý được Protein.
- Quá nhiều đường Lactose khiến cơ thể bé không thể tiêu hóa hết. Xảy ra do mẹ thay đổi đầu ngực cho con bú quá nhanh, khiến bé bú lớp sữa đầu ngực chứa Lactose nhiều.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo từ mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng.
- Trẻ bị dị ứng với các loại thực phẩm vừa ăn.
- Trẻ sơ sinh bị ốm hoặc rối loạn khuẩn ruột.
- Ăn quá nhiều bữa trong ngày, các bữa lại gần sát nhau.
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, khiến bé bị nhiễm khuẩn, gây đầy bụng.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng
- Khó ngủ, hay giật mình do khó chịu vùng bụng.
- Xì hơi nhiều và liên tục từ 15 – 20 lần.
- Thường xuyên quấy khóc bất cứ lúc nào.
- Vùng bụng bị chướng lên do có quá nhiều không khí tồn tại bên trong.
- Đau thắt vùng ngực là biến chứng nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi lâu ngày.
- Hay nôn kèm ợ hơi do thói quen ăn uống và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.
- Ợ hơi khó khăn, mệt mỏi là dấu hiệu đầy hơi nghiêm trọng.
Làm sao để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng?
Nếu sau một thời gian, trẻ bị đầy hơi chướng bụng không tự khỏi, mẹ cần áp dụng các biện pháp sau để cải thiện sức khỏe cho con.
Massage bụng cho trẻ
Khi thấy bé bị đầy hơi chướng bụng, mẹ có thể thử cho bé áp dụng các động tác đạp xe để massage vùng bụng. Động tác này giúp lượng khí thừa được giải phóng và mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.
Ợ hơi thường xuyên
Đây là phương pháp chữa đầy hơi được áp dụng ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể cho trẻ tựa vào người và vỗ nhẹ sau lưng để bé dễ ợ hơn. Cách này còn giúp hạn chế nôn mửa, trào ngược dạ dày.
Bổ sung men tiêu hóa
Trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để được tư vấn chính xác hơn. Bác sĩ có thể chỉ định trẻ bổ sung các loại men vi sinh hoặc thuốc chống đầy hơi để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng.
Thay đổi dụng cụ và tư thế cho bú
Bình bú cũng ảnh hưởng tới việc trẻ sơ sinh có bị đầy hơi hay không. Bên cạnh đó, tư thế bú của bé với đầu ngực của mẹ đúng cách sẽ giúp trẻ giảm lượng khí dư vào cơ thể.
Uống nước
Đối với các trẻ trên 6 tháng bị đầy hơi, mẹ nên đảm bảo con mình uống đủ lượng nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
>>Tư vấn thêm: https://phuongnamhospital.com/nhi-khoa/tre-so-sinh-bi-day-hoi-chuong-bung/