HKD là tiền gì? Sự thật về đồng tiền HKD mà có thể bạn chưa biết
Có tổng cộng 164 đơn vị tiền tệ trên thế giới, và mỗi đồng tiền đều có những câu chuyện và sự thật khiến chúng ta phải “ngỡ ngàng, ngơ ngác đến bật ngửa”. Và bài viết lần này là về đồng HKD.
1. HKD là tiền gì?
Chắc chắn khi lần đầu nhìn thấy đồng tiền này, nhiều người sẽ rất thắc mắc HKD là tiền gì. Nhiều người cho rằng đây là đồng tiền của Trung Quốc hoặc Đài Loan vì trên tờ tiền này có Hán tự. Tuy nhiên, HKD chính là đồng tiền của Hong Kong, hay còn gọi là đô la Hong Kong.
Chính phủ Hong Kong phụ trách việc đúc tiền xu. Trước đây, mệnh giá tiền Hong Kong có có tiền xu 10, 20 và 50 xu và 1, 2, 5 và 10 đô la.
Về tiền giấy, có ba ngân hàng thương mại (HSBC, Ngân hàng Standard Chartered và Ngân hàng Trung Quốc) phát hành giấy bạc dưới sự giám sát của cơ quan quản lý tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hong Kong. Mẫu mã và màu sắc khác nhau tùy theo mệnh giá. Ngày nay có các tờ tiền 10, 20, 50, 100, 500 và 1.000 đô la Hong Kong.
Cuộc sống đắt đỏ đến nghẹt thở ở Hong Kong
Tỷ giá HKD sang VND hiện tại là 1 HKD = 2.922,36 VND. Và có thể bạn chưa biết, chi phí sinh sống ở Hong Kong cực kỳ đắt đỏ, thậm chí nó đã được “vinh danh” là nơi có mức sống đắt đỏ nhất trên thế giới vào năm 2019. Nên nếu bạn tìm thấy một công việc có mức lương siêu khủng hơn nghìn đô thì cũng không cần ngạc nhiên, vì với mức lương đó, chưa chắc bạn đã sống thoải mái ở Hong Kong đâu. Chính vì vậy, tỉ lệ phân hóa giàu nghèo ở Hong Kong rất lớn. Những hình ảnh sống chen chúc trong 1 căn nhà 4m2 đã quá nổi tiếng ở Hong Kong.
2. Lịch sử sóng gió của đồng HKD:
Vì Hồng Kông là thuộc địa của Anh từ năm 1841 đến năm 1941 (và lãnh thổ hải ngoại của Anh từ năm 1941 đến năm 1997), Vương quốc Anh đã cố gắng thực hiện một hệ thống tiền tệ dựa trên đồng bảng Anh. Kế hoạch này đã không thực hiện được vì người dân Hong Kong không muốn sử dụng nó. Do đó, vào năm 1860, Sở đúc tiền Hồng Kông được thành lập và đồng đô la Hồng Kông lần đầu tiên được tạo ra. Quá trình này bắt đầu vào năm 1863 và bị gián đoạn 5 năm sau đó vì người Trung Quốc không thích những đồng tiền giống như đồng Mexico và Tây Ban Nha, được sử dụng trong 50 năm trước thời kỳ này.
Năm 1873, cuộc khủng hoảng bạc quốc tế đã dẫn đến sự mất giá của đồng đô la Hồng Kông vì nó được gắn với "bản vị vàng" của đô la Mỹ. Sau sự sụt giá này và do một số lượng lớn tiền xu của Mexico và Tây Ban Nha vẫn còn được lưu hành, Chính phủ Anh đã vào cuộc, một phần dưới áp lực của chính quyền Hồng Kông.
Đô la từ thương mại của Anh bắt đầu được sử dụng chính thức ở Hồng Kông. Năm 1906, một số lãnh thổ thuộc Đế quốc Anh bắt đầu phát hành tiền tệ của riêng họ. Năm 1935, đô la bạc bắt đầu chảy ra khỏi Hồng Kông và Trung Quốc.
Khi Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng yên Nhật được coi là đơn vị tiền tệ chính thức, nhưng sau chiến tranh, đồng tiền này bị cấm và đồng đô la Hồng Kông được đưa trở lại và sau đó được liên kết với đô la Mỹ vào năm 1972.