Xin chào các bạn! Trải qua những năm tháng học việc tại nhà thuốc mới hiểu được sự khó khăn khi phải tìm kiếm một bộ tài liệu kinh nghiệm cắt liều đầy đủ. Thấu hiểu được điều đó nên mình xin phép được chia sẽ những. Kinh nghiệm cắt liều tại nhà thuốc từ lí thuyết đến thực hành.
Bài viết được viết bởi dược sĩ đại học nhằm mục đích chia sẽ kiến thức. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Dưới đây là toàn bộ kiến thức chi tiết mà mình tham khảo và đúc rút được. Chi tiết tham khảo tại trang web
1. Bán thuốc theo kinh nghiệm cắt liều - Vai trò chúng ta lớn hơn thế nhiều
Mỗi ngày, mọi người đến các quầy thuốc cộng đồng để xin lời khuyên điều trị các bệnh nhẹ. Một nhà thuốc trung bình tiếp nhận tối thiểu 10 yêu cầu như thế mỗi ngày. Với một số nhà thuốc, con số này còn cao hơn nhiều. Với khối lượng công việc của các bác sĩ ngày càng tăng. Điều này có vẻ là nguyên nhân làm cho quầy thuốc cộng đồng sẽ là địa chỉ đầu tiên. Mà bệnh nhân ghé tới đối với các bệnh thông thường.
Người dân tới quầy thuốc thường có 3 trường hợp:
- Xin lời khuyên về các triệu chứng.
- Hỏi mua một thuốc đã biết.
- Xin lời khuyên về sức khoẻ tổng quát (ví dụ như về các thực phẩm thức năng).
Dược sĩ không đơn giản là chỉ học kinh nghiệm cắt liều
Dược sĩ có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các triệu chứng. Đưa ra các lời khuyên liên quan đến thuốc không kê đơn và đòi hỏi có kiến thức. Kỹ năng liên quan đến nhiều bệnh và cách thức điều trị chúng. Thêm vào đó, dược sĩ có trách nhiệm đảm bảo rằng nhân viên bán hàng của họ cung cấp các lời khuyên và khuyến cáo phù hợp.
Nghiên cứu về tính hợp lý của các lời khuyên đưa ra tại các quầy thuốc cộng đồng cho thấy một nhóm các tiêu chí mà các dược sĩ có thể dùng để đánh giá hoạt động quầy thuốc của họ:
- Kỹ năng giao tiếp chung.
- Thông tin gì các nhân viên quầy thuốc thu nhận từ bệnh nhân?
- Bằng cách nào các nhân viên quầy thuốc thu thập được thông tin?
- Các yếu tố/vấn đề gì được nhân viên quầy thuốc cân nhắc trước khi đưa ra lời khuyên
- Nội dung hợp lý của các lời khuyên đưa ra bởi nhân viên quầy thuốc đưa ra.
- Các lời khuyên được đưa ra như thế nào?
- Lựa chọn thuốc hợp lý bởi nhân viên quầy thuốc.
- Giới thiệu bệnh nhân đi khám bác sĩ.
Các kĩ năng chính của một dược sĩ bên cạnh kinh nghiệm cắt liều
Một số kĩ năng bắt buộc phải có của một dược sĩ bao gồm:
- Phân biệt giữa các triệu chứng nhẹ và các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Kỹ năng lắng nghe.
- Kỹ năng đặt câu hỏi.
- Lựa chọn điều trị dựa trên kinh nghiệm cắt liều.
- Khả năng truyền đạt các kỹ năng này thông qua làm mẫu cho các nhân viên khác.
2. Hãy đồng hành với bệnh nhân
Trong quyển sách này, chúng tôi dùng từ bệnh nhân để gọi tất cả những người tìm kiếm lời khuyên về các triệu chứng tại quầy thuốc. Cần chú ý là trong một số trường hợp. Nhiều người trong các “bệnh nhân” này thực tế là những người khoẻ mạnh. Chúng tôi dùng từ “bệnh nhân” vì chúng tôi cảm thấy rằng từ “khách hàng”. Không phản ánh đúng múc đích của việc trao đổi thông tin về bệnh tật.
Các dược sĩ cần có kĩ năng và kiến thức về thuốc và các nguyên nhân khả dĩ của bệnh tật. Quan niệm trong quá khứ xem dược sĩ là chuyên gia và bệnh nhân là người được lợi từ việc nhận thông tin và lời khuyên của dược sĩ.
Nhưng kì thực bệnh nhân không phải là những trang giấy trắng mà họ là các chuyên gia về sức khoẻ của bản thân họ và con cái của họ. Vì bệnh nhân:
- Có thể đã trải qua tình trạng bệnh giống hoặc tương tự trong quá khứ.
- Có thể đã thử nhiều liệu pháp điều trị khác nhau.
- Sẽ có các nhận định riêng của họ về các nguyên nhân có thể gây bệnh.
- Sẽ có những nhìn nhận, đánh giá riêng về các loại điều trị khác nhau.
- Có thể có những ưu tiên/ưa thích đối với các cách điều trị nhất định.
Dược sĩ cần lưu ý các điều trên trong quá trình thảo luận với bệnh nhân và giúp họ diễn đạt những quan điểm và ưu tiên của họ. Không phải bệnh nhân nào cũng muốn tham gia vào việc đưa ra quyết định về lựa chọn phương pháp điều trị nhưng nghiên cứu cho thấy rằng nhiều bệnh nhân có mong muốn như thế. Trái lại, một số bệnh nhân đơn giản chỉ muốn dược sĩ đưa ra quyết định lựa chọn thay cho họ. Những gì dược sĩ cần làm là tìm và làm theo điều mà bệnh nhân mong muốn.
Làm sao để có một cuộc tư vấn thành công? Muốn thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân, cán bộ y tế cần lắng nghe những gì bệnh nhân thực tế phải nói. Danh sách những điều cần làm dưới đây được trích từ một nghiên cứu về các yếu tố giúp cho buổi trao đổi y khoa giữa bác sĩ và bệnh nhân và nó cũng đúng với cuộc tư vấn giữa dược sĩ và bệnh nhân.