Nhà gỗ cổ truyền là một trong những công trình kiến trúc không đơn giản chỉ là nơi để ở, mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa, giá trị tâm linh vô cùng sâu sắc. Ngày này, có khá nhiều người yêu thích lối kiến trúc nhà gỗ cổ truyền và xây dựng nhà theo phong cách đó để lưu giữ và phát triển nền kiến trúc xưa của cha ông ta để lại.
Nhà gỗ cổ truyền là gì?
Nhà gỗ cổ truyền là một mô hình nhà gỗ, nhà ở truyền thống của người Việt đã có từ rất lâu đời và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Nhà gỗ cổ truyền được xem là nét kiến trúc văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Chất liệu chính cấu tạo nên kiến trúc nhà gỗ cổ truyền chính là gỗ, loại gỗ thường được sử dụng để tạo nên cấu trúc ngôi nhà là loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan,… Loại gỗ này được sử dụng để tạo nên các khung cột, khung ngang và mái ngói cho ngôi nhà.
Ngoài chất liệu gỗ, phần mái ngôi nhà được lợp vằng ngói và một khoảng đất rộng rãi phía trước nhà để làm khuôn viên sân vườn. Nhà gỗ cổ truyền được phân loại theo số gian: có nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian hay 7 gian tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà xây dựng.
Cấu kiện nhà gỗ cổ truyền
Để giúp quý khách hiểu rõ hơn về cấu trúc nhà gỗ cổ truyền, chúng tôi sẽ giới thiệu qua các cấu kiện cấu tạo nên nhà gỗ cổ truyển.
Khung nhà gỗ cổ truyền phân chia không gian thành các gian nhà, gồm có các bộ phận như sau:
Cột nhà
Cột nhà là kết cấu đứng chịu nén, gồm các loại cột như:
– Cột cái: Đây là cây cột chính của ngôi nhà được đặt ở hai đầu nhịp chính.
– Cột quân hay còn gọi là cột con: loại cột này nằm ở đầu nhịp phụ ở 2 bên phía nhịp chính. Cột phụ này có chiều cao thấp hơn cột chính để tạo độ dốc cho mái nhà.
– Cột hiên: Ngắn hơn con quân và đặt đặt ở hiên nhà, phía trước.
Xà
Xà chính là các giằng ngang chịu kéo, liên kết với các cột nhà. Bao gồm các loại xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung được đặt ở cao độ đỉnh của các cột con liên kết với cột cái và cột con gồm:
– Xà long hay chếnh: liên kết với các cột cái của khung nhà.
– Xà nách hay thuận: liên kết cột con với cột cái trong khung nhà.
Kẻ
Kẻ chính là các dầm đơn được đặt theo phương chéo của mái nhà, được gác lên các cột bằng cách liên kết mộng, bảo gồm các loại kẻ:
– Kẻ ngồi: Trong khung nhà loại kẻ gác từ cột cái sang cột con.
– Kẻ hiên gác: Trong khung, loại kẻ này được gác từ cột con sang cột hiên. Một phần của kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái nhà.