Ông bà ta có câu: "Có kiêng có cử, có giữ, có lành. Theo quan niệm người xưa, trước khi hôn lễ chính thức diễn ra thì các cặp vợ chồng tuyệt đối không nên đeo nhẫn cưới. Và còn nhiều điều nên kiêng cử khác, các cặp đôi tham khảo để hạnh phúc bền lâu.
Việc chọn và đeo nhẫn tưởng đơn giản nhưng cũng không ít vấn đề cần chú ý để tránh những điều không may. Có nhiều cặp vợ chồng thường xuyên cãi cọ, giận dỗi nhau thậm chí dẫn tới hệ lụy xấu và có quan điểm là có liên quan đến những "đại kỵ" đeo nhẫn cưới.
Không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út
Theo người châu Âu, bàn tay trái có một mạch máu đặc biệt được gọi mà mạch máu tình yêu. Đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái thì tình yêu sẽ bền vững, có thể ở bên nhau trọn đời.
Còn theo người La Mã cổ đại, trên ngón tay áp út có các tĩnh mạch tình yêu chạy từ ngón tay về tim. Họ nghĩ rằng đeo nhẫn cưới ngón này thì tình yêu sẽ luôn giữ trong trái tim. Hơn nữa, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay nên khi đeo nhẫn cưới vào sẽ giúp con người cảm có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.
Do đó, mọi người phải đeo nhẫn cưới vào ngón áp út. Có nhiều trường hợp do nhẫn bị rộng hay chật mà bạn đổi nhẫn cưới sang ngón tay khác, điều này là phạm đại kỵ phong thủy mà vợ chồng chia cách, tình cảm nhạt dần.
Những lưu ý khi đeo nhẫn cưới cho cặp đôi mới cưới - Kiêng cử để hạnh phúc vẹn tròn - 1
Đeo nhẫn trước khi cưới
Người xưa cho rằng nếu đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra thì gia đình không hạnh phúc, vợ chồng xáo trộn. Vì vậy, họ kiêng kị đeo nhẫn trước khi hôn lễ diễn ra.
Phải chờ đến khi thắp nhang hành lễ, 2 bên gia đình họ hàng chứng kiến mới được đeo nhẫn, như vậy thì mới được hạnh phúc trọn vẹn.
Những lưu ý khi đeo nhẫn cưới cho cặp đôi mới cưới - Kiêng cử để hạnh phúc vẹn tròn - 2
Xem thêm
Nhẫn mẫu nhẫn cưới được săn đón trong năm 2021 - Trending hay phong cách trường tồn?
Bí quyết lựa chọn một cặp nhẫn cưới đẹp và ý nghĩa nhất
Đeo nhẫn cưới quá khác biệt, không có điểm liên quan
Nhiều cặp đôi nghĩ rằng nhẫn cưới chỉ cần đẹp không cần phải giống nhau, đây là một suy nghĩ sai lầm.
Trên thực tế, các cặp nhẫn cưới thường được làm kiểu dáng giống nhau. Bởi vì, nhẫn cưới có kiểu dáng tương đồng nhau có ý nghĩa thể hiện sự đồng lòng giữa hai vợ chồng. Ngoài ra, đây cũng là một cách đánh dấu để người ta biết cặp nam nữ đó là một đôi vợ chồng.
Vì vậy mà nếu chọn nhẫn cưới có hình thức quá khác nhau thì vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi. Nếu cái tôi của mỗi người quá cao, không biết nhẫn nhịn thì dễ dẫn tới chia tay.
Những lưu ý khi đeo nhẫn cưới cho cặp đôi mới cưới - Kiêng cử để hạnh phúc vẹn tròn - 3
Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới đồng nghĩa với việc đánh mất cuộc hôn nhân. Nếu biểu tượng gắn kết giữa hai vợ chồng bị mất thì hạnh phúc giữa hai người cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều sóng gió.
Nếu nhẫn cưới không vừa tay thì hãy mang đi sửa lại để khỏi tuột khỏi tay. Còn nếu có ý định đổi nhẫn cưới mới thì các cặp đôi hãy giữ lại cặp nhẫn cũ không nên bán đi.
Những lưu ý khi đeo nhẫn cưới cho cặp đôi mới cưới - Kiêng cử để hạnh phúc vẹn tròn - 4
Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn
Nhẫn cưới là đồ đôi, là minh chứng của cuộc hôn nhân hạnh phúc. Do vậy, không cần biết lý do là gì, chỉ cần một người quên, bỏ hẳn đeo chiếc nhẫn cưới thì có nghĩa là vợ chồng đang bị chia cắt, không đồng thuận nên sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả.
Những lưu ý khi đeo nhẫn cưới cho cặp đôi mới cưới - Kiêng cử để hạnh phúc vẹn tròn - 5
Với những thông tin trên hi vọng các cặp đôi đã có thể nắm được những điều nên tránh khi đeo nhẫn cưới để tiếp thêm một phần cho cuộc hôn nhân ngọt ngào của mình. Chúc các bạn luôn hạnh phúc với lựa chọn của cuộc đời.
Xem thêm
Xu hướng nhẫn cưới thiết kế, nhẫn cưới kim cương khắc tên hot trend 2021