Chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng năm 2022 là bao nhiêu?
Xây dựng ngôi nhà cho gia đình là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng. Mỗi người gần như chỉ có một lần xây nhà trong đời. Vì vậy, trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần phải có những phương án thi công rõ ràng. Bạn cần có kế hoạch chi tiết để hạn chế những bất trắc có thể xảy đến làm ảnh hưởng đến việc thi công nhà của mình.
Chi phí xây nhà cấp gác lửng hết bao nhiêu tiền có thể đang là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ muốn xây nhà cấp 4 có tính chất rẻ và đẹp như này. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí, diện tích, vật liệu sử dụng, đơn vị thi công,…
Nhà cấp 4 là loại công trình được xây theo dạng thấp tầng, thường là 1 tầng. Nhà cấp 4 có gác lửng chính là nhà cấp 4 có kết hợp với một tầng lửng. Tầng lửng là một tầng trung gian, nó nằm giữa các tầng của một tòa nhà chính, thông thường là ngày tầng 1. Khu vực tầng lửng thường không được tính vào trong số các tầng tổng thể của nhà.
Ưu điểm của loại hình nhà cấp 4 có gác lửng
Như đã nêu đến ở trên, nhà cấp 4 có gác lửng được rất nhiều gia chủ lựa chọn. Chính bởi vì nó sở hữu những ưu điểm vô cùng vượt trội.
Đầu tiên, thiết kế gác lửng sẽ giúp tăng diện tích và không gian sử dụng cho ngôi nhà. Đây chính là ưu điểm nổi trội nhất mà ta có thể thấy ngay được. Nếu so sánh với nhà cấp 4 đơn thuần chỉ có 1 mặt sàn để bố trí công năng sử dụng thì việc có thêm một tầng lửng là điều vô cùng hữu ích. Không gian sinh hoạt của gia đình sẽ được mở rộng vừa tiết kiệm không gian phía trên vừa không bị chật chội, khó chịu.
Tiếp theo, không gian gác lửng có thể được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau. Gia chủ có thể sử dụng tầng lửng để bố trí các không gian sinh hoạt như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng giải trí.. cũng có thể sử dụng làm kho chứa đồ cho cả gia đình.
Cuối cùng, không gian gác lửng có thể trở thành điểm nhấn của ngôi nhà cấp 4. Không chỉ được sử dụng làm không gian sinh hoạt, tầng gác lửng có thể được đầu tư thiết kế để trở thành điểm nhấn cho ngôi nhà. Với cách thiết kế và bố trí mới lạ đặc biệt bắt mắt nơi gác lửng vừa làm cuộc sống của bạn thêm phần tiện nghi lại vừa khiến cho ngôi nhà bạn trở nên đặc sắc thú vị hơn.
Những hạn chế khi bố trí gác lửng tại nhà cấp 4
Đó là những ưu điểm có được khi thiết kế gác lửng cho không gian nhà cấp 4. Bên cạnh đó, ta không thể loại trừ những hạn chế của không gian này.
Thứ nhất, việc bố trí đèn điện tại khu vực gác lửng có chút khó khăn. Độ cao của tầng gác lửng bị giới hạn nên khu vực này thường sẽ thấp do đó để bố trí được đèn chiếu sáng, đặc biệt là đèn trang trí sẽ trở nên khó khăn, càng không thể lắp đặt hệ thống đèn chùm để trang trí cùng chiếu sáng nó có thể trở nên lạc điệu vì không phù hợp với chiều cao, dễ va phải người.
Thứ hai, trang trí không gian gác lửng như thế nào cho hài hòa hợp lý cũng là câu hỏi khó đối với các gia chủ. Bố trí nội thất cùng đồ dùng trang trí cho cả ngôi nhà và cho gác lửng nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Nhưng đây là không gian tương đối hẹp và thấp nên việc trang trí phải vô cùng thận trọng. Các bạn nên lựa chọn kiểu cách nhẹ nhàng, đơn giản mang nét cá tính riêng của không gian gác lửng.
Một số lưu ý khi thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng
Để không gian thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng trở nên hoàn mỹ và tối ưu nhất, gia chủ cần lưu ý những nội dung dưới đây.
Chiều cao của không gian gác lửng cần được tính toán hợp lý. Thông thường, chiều cao lý tưởng nằm trong khoảng 2,5m đến 2,8m. Việc xác định đúng chiều cao sẽ làm cho không gian của ngôi nhà không bị quá tù túng mà trông rất thông thoáng. Đồng thời, với chiều cao hợp lý thì việc bố trí nội thất, trang trí không gian sinh hoạt cũng trở nên dễ dàng hơn.
Một lưu ý rằng ta không nên bố trí hệ thống chiếu sáng, đặc biệt là đèn trần quá cầu kỳ tại khu vực này. Nó có thể làm cho cuộc sống của con người trở nên bất tiện, khung cảnh bí bách không hài hòa.
Cuối cùng, không nên bố trí quá nhiều vật dụng tại không gian gác lửng của nhà cấp 4 do chiều cao và diện tích tương đối thấp để đảm bảo tính thẩm mỹ cùng chức năng của nó. Những vật dụng trang trí cũng như đồ dùng nội thất không cần thiết cũng nên lược bớt.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc thiết kế và bố trí khu vực gác lửng tại nhà cấp 4. Chúng ta sẽ đến với những nội dung liên quan đến tính toán chi phí xây dựng nhà ở cấp 4 có gác lửng.
Cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 gác lửng hiện nay
1. Tính toán diện tích xây dựng:
Móng: tính bằng 50% giá.
Tầng trệt: tính bằng 100% giá ( không bao gồm móng).
Mái: tính bằng 30% mái tôn; 50% mái ngói hệ vì kèo và 70-100% mái ngói đổ bê tông.
2. Đơn giá tính trên 1 mét vuông:
Nhà ở thường
Vật tư trung bình: 5.000.000 đồng /m2.
Vật tư khá : 5.500.000 đồng /m2.
Vật tư tốt: 6.000.000 đồng /m2.
Lưu ý: Trên đây là bảng báo giá xây nhà cấp 4 có gác lửng trọn gói dành cho nhà ở phổ biến hiện nay mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào công trình thực tế, diện tích xây dựng, vị trí địa lý địa chất, vật liệu thi công,… sẽ có những giá khác nhau.
3. Ví dụ về cách tính giá xây dựng:
+ Tính diện tích :
Móng: 5 * 17 * 50 % = 42,5 m2
Tầng Trệt: 5 * 17 = 85m2
Gác lửng: 5 * 10 = 50 m2
Mái: 5 * 17 * 30% = 25,5 m2
Tổng diện tích sàn thi công : 203m2
+ Nhân đơn giá :
Phần thô: 203m2 x 3.200.000 = Khoảng 650 triệu đồng. Gồm phần thô, nhân công hoàn thiện.
Trọn gói: 203m2 x 5.000.000 = 1 tỉ 15 triệu đồng. Bao gồm cả phần thô, nhân công hoàn thiện và vật liệu hoàn thiện chưa có nội thất.
Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 60m2 cập nhật mới nhất 2022.
Từ xưa đến nay xây dựng nhà cửa luôn là một trong những vấn đề lớn của mỗi gia đình bởi đây là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình, là nơi chúng ta thường dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và sẽ gắn bó với chúng ta rất lâu, thậm chí là cả cuộc đời.
Việc xây nhà có rất nhiều điều cần lưu ý nhưng dường như yếu tố thoải mái và thư giãn là quan trọng nhất, và bên cạnh đó không thể thiếu đó là sự an toàn. Hiện nay, ở các thành phố lớn việc xây dựng một ngôi nhà mới là tương đối khó khăn do quỹ đất ngày càng hạn chế. Sự lựa chọn tối ưu nhất trong những năm gần đây là việc sống trong chung cư. Còn ở khu vực ngoại thành hay nông thôn thì việc xây dựng một ngôi nhà có vẻ vẫn thuận lợi hơn trong các thành phố lớn do quỹ đất rộng hơn và việc xây dựng không quá ảnh hưởng đến cảnh quan hay quy hoạch đô thị.
Nhà cao tầng là lựa chọn phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay khi mà quỹ đất ít và nhu cầu sinh hoạt nhiều. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thichs việc sống trong ngôi nhà cấp 4 do những ưu điểm cũng như sự tiện lợi của nó. Chính vì thế, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến một số thông tin về cách tính chi phí xây nhà cấp 4 60m2 để quý khách hàng cùng tham khảo nhé!
Ưu điểm nổi bật của nhà cấp 4 hiện nay
Những ngôi nhà cấp 4 có tính thẩm mỹ rất cao do kích thước và diện tích vừa phải, ngày xưa ông cha ta thường lợp mái bằng cọ hoặc lá tranh nhưng hiện nay nhà cấp 4 kết hợp cùng mái thái là một ý tưởng hết sứ tuyệt vời mang lại tính thẩm mỹ tuyệt đối cho ngôi nhà.
Mái thái mang đến cho công trình sự sang trọng và hấp dẫn chính nhờ cảm giác vững chắc, cao quý. Không chỉ đẹp, mái thái còn có khả năng chống thấm, chống nóng, chống ồn cao hơn các loại mái khác.
Nhà cấp 4 mang lại sự đầy đủ, tiện nghi về mặt công năng và không gian sử dụng, khiến cho cuộc sống sinh hoạt của con người trở nên tốt đẹp, thuận lợi hơn.
Nhà cấp 4 này thường được thiết kế và xây dựng chỉ với 1 tầng. Thêm vào đó, những công trình này thường gắn bó và gần gũi nhiều với thiên nhiên. Cùng với đó là hệ thống mái dốc lợp ngói vô cùng mát mẻ. Sự kết hợp của các yếu tố này khiến cho không gian bên trong ngôi nhà cấp 4 mái thái luôn mát mẻ, thoáng đãng.
Thông thường, khi xây dựng nhà cấp 4 sẽ được thiết kế và xây dựng kết hợp cùng với sân vườn, có thể được bố trí để trồng cây cảnh, trồng hoa, trồng cây ăn quả, trồng rau… Thậm chí, gia chủ hoàn toàn có thể bố trí tại đây những tiểu cảnh nước hoặc hồ bơi… để nâng cao tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà.
Cách tính chi phí xây dựng nhà ở phổ biến hiện nay
Có ba cách tính chi phí xây dựng nhà cấp ở phổ biến hiện nay, cụ thể như sau:
Cách 1: Ước chừng nhân công và tiền nguyên vật liệu cùng các chi phí khác từ một ngôi nhà có diện tích và phong cách giống ý tưởng hoặc gần giống ý tưởng mà mình muốn xây dựng.
Với cách này gia chủ không cần đắn đo tính toán chi phí quá nhiều vì chỉ cần dựa trên những ngôi nhà đã tính toán sẵn để áp dụng vào ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, với cách này có thể không chính xác do công năng sử dụng và một số chi tiết cũng như nguyên vật liệu có chất lượng khác nhau.
Cách 2: Bóc tách chi phí xây dựng thành từng khoản và tính toán chính xác khoản tiền cần dùng.
Với cách tính này chủ nhà sẽ tính toán khối lượng vật liệu, nhân công cùng các vấn đề khác để quy ra số tiền cần chuẩn bị, có thể hiểu rằng mình dùng đến đâu thì mua đến đó. Chủ nhà có thể cảm thấy cách này khiến cho bản thân và gia đình tiết kiệm được nhiều chi phí hơn tuy nhiên chủ nhà lại rất áp lực do tự tay chuẩn bi tất cả từ tài chính đến việc chọn vật liệu, thuê nhân công, giám sát công trình cùng các vấn đề khác.
Trong trường hợp chủ nhà không có kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xây dựng còn có thể dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng, tính thẩm mỹ của ngôi nhà bị mất đi và tiến độ công trình kéo dài thêm.
Cách 3: Tính chi phí theo diện tích xây dựng
Đây là cách tính được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay của các công ty xây dựng cà đặc biệt là các thành phố lớn nơi mà chủ nhà bận rộn không trực tiếp tham gia giám sát xây dựng ngôi nhà. Có thể hiểu đơn giản nhất cách làm này là các khoản chi phí bao gồm cả vật liệu và nhân công cùng bản vẽ thiết kế sẽ được tính trên diện tích xây dựng, xây diện tích càng lớn thì số tiền bỏ ra càng nhiều.
Tuy nhiên cách tính này giúp chủ nhà bớt đi sự căng thẳng và áp lực trong suốt quá trình xây nhà do mọi vấn đề sau khi thống nhất và giá thành và phong cách thì nhà thầu sẽ đảm bảo thực hiện trọn gói và gia đình chỉ cần dọn vào ở. Chủ nhà chỉ cần chuẩn bị về chi phí và cách này phù hợp với những gia đình bận rộn, không có thời gian hoặc ở xa nơi xây dựng nhà mới.
Có thể thấy, mỗi cách tính chi phí sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên tính toán theo cách thứ 3 là chính xác và thuận tiện hơn cả.
Cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 diện tích 60m2
1. Các phần chính của ngôi nhà cấp 4
Phần móng nhà cấp 4: móng được sử dụng là móng gạch, bê tông lót móng, giằng móng, bể phốt…
Phần thân nhà cấp 4: Gồm tường, giằng tường, lanh tô, trát màu, mái…
Phần hoàn thiện nhà cấp 4: ngói, gạch lát nền nhà, gạch trang trí, ốp tường nhà, tường nhà tắm, nhà bếp, trang trí trần nhà, sơn nhà, phun sơn…
Phần điện nước nhà cấp 4: Gồm bóng điện, dây diện, đèn trang trí….
2. Quy mô công trình
Móng: được tính 100% diện tích =60m2
Nhà chính: 100% diện tích = 60m2
Mái nhà: 50% diện tích = 30m2
Sân vườn: 60m2
Tổng diện tích căn nhà: 210m2
3. Giá cả xây dựng nhà cấp 4
Tính theo giá nhân công và phần thô hoàn thiện: 3.000.000/m2
Tính theo diện tích xây dựng trọn gói chỉ cần dọn đến ở:
Gói trung bình: 5.000.000/m2
Gói cao cấp: 6.5000.000/m2
4. Giá thành xây dựng nhà cấp 4 diện tích 60m2
Tính theo giá nhân công và phần thô hoàn thiện: 210 x 3.000.000= 630.000.000 VND
Tính theo diện tích xây dựng trọn gói chỉ cần dọn đến ở:
Gói trung bình: 210 x 5.000.000 = 1.050.000.000 VND
Gói cao cấp: 210x 6.500.000= 1.Ê65.000.000 VND
Giá thành trên là cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 với diện tích 60m2 tại thời điểm hiện nay, chi phí chưa bao gồm thuế VAT và sự thay đổi chi phí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Những lưu ý khi xây dựng nhà cấp 4
1. Lựa chọn vật liệu xây dựng và nơi cung cấp
Trước khi tiến hành xây dựng nhà chủ nhà nên dành thời gian để tiến hành khảo sát nhiều địa điểm cung cấp vật liệu xây dựng khác nhau để lựa chọn loại vật liệu có chất lượng và giá cả hợp lý nhất.
Trên thị thị trường hiện nay có nhiều địa điểm cung cấp vật liệu với chất lượng tương đương nhau nhưng giá chênh lệch vì thế việc nghiên cứu kĩ vấn đề này có thể giúp bạn chọn được chỗ uy tín, đảm bảo chất lượng tốt, giá cả phù hợp.
Ngôi nhà là nơi để ở lâu dài vì thế việc lựa chọn vật liệu xây dựng cần phù hợp, chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho công trình nhà ở, cũng có thể dựa vào thương hiệu uy tín để lựa chọn.
Nên mua cùng một loại để có thể giảm thiểu chi phí thay vì từng chỗ riêng lẻ. Đối với những vị trí nền móng yếu thì có thể xem xét kỹ càng hơn để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
2. Thường xuyên giám sát quá trình thi công
Giám sát công trình thi công là công việc vô cùng quan trọng, việc giám sát giúp bạn có thể đôn đốc tốc độ thợ xây dựng và để họ không lãng phí vật liệu. Giúp nắm rõ tiến độ công trình ở từng hạng mục cụ thể để hiểu rõ hơn về quá trình sử dụng vật liệu, tránh để thất thoát vật liệu.
3. Chọn công ty xây dựng đảm bảo uy tín
Hiện nay do nhu cầu sử dụng dịch vụ nên ngày càng nhiều công ty xây dựng ra đời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các công ty đều có các gói dịch vụ khác nhau và giá thành cũng như chất lượng khác nhau vì thế chủ nhà cần tìm hiểu thông tin thật kĩ để đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà và tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.
4. Hệ thống thoát nước và chống ẩm
Khác với những ngôi nhà cao tầng, nhà cấp 4 tuy có nhiều ưu điểm nhưng lại có một nỗi lo lắng đó là việc ẩm thấp và bị trùng. Chính vì thế khi xây dựng cần làm thật tốt hệ thống thoát nước của ngôi nhà và xung quanh ngôi nhà để tránh bị ẩm thấp, ngập úng cho ngôi nhà. Ngoài ra nên xây móng nhà cao hơn để cảm giác thông thoáng hơn, chú ý việc sử dựng vật liệu và sơn chống thấm để ngôi nhà thông thoáng tối đa.
5. Cần chuẩn bị chi phí dự phòng
Việc xây nhà quan trọng nhất là chi phí xây dựng vì thế đây là việc cần chuẩn bị tốt nhất, bên cạnh khoản chi phí chính, chủ nhà cần để dành ra khoản chi phí dự phòng trường hợp khác xảy ra phát sinh thêm chi phí.
Trên đây là một số thông tin về ngôi nhà cấp 4 cùng chi phí dự toán và những lưu ý khi xây dựng nhà cấp 4 với diện tích 60m2. Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm về kiến trúc này và có thể lựa chọn không gian sống trong tương lai của mình.
Chi phí xây nhà cấp 4 mái tôn và lựa chọn loại tôn tiết kiệm
Nhà cấp 4 sử dụng mái tôn có mẫu thiết kế nhà hầu như rất đơn giản về hình khối kiến trúc, diện tích hình chữ nhật dài. Thay vì đổ mái bê tông cốt thép hay dùng mái thái như những mẫu nhà ống hiện đại khác, mẫu nhà ống cấp 4 sử dụng mái tôn được thiết kế mái bằng các loại tôn như tôn song song, tôn sóng tròn, tôn sóng vuông, tôn giả ngói,… mẫu mái này rất phổ biến tại các vùng nông thôn ta hiện nay. Để tìm hiểu về ưu nhược điểm và bảng báo giá xây dựng nhà cấp 4 mái tôn xin mời các bạn xem qua thông tin dưới đây!
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn đẹp chi phí đầu tư thấp, đây được xem là mô hình được áp dụng rất nhiều trong những năm vừa qua. Với chi phí rẻ nên được khá nhiều gia đình lựa chọn, không chỉ dừng lại ở đó mà mẫu thiết kế đang dần được đa dạng hóa nằm đáp ứng nhu cầu cũng như công năng nổi bật mà kiểu nhà đẹp này đem lại.
Đánh giá về mặt kiến trúc thì dạng mái lợp tôn có vô vàng chủng loại, hình dáng và màu sắc đều rất đa dạng nên rất thuận tiện cho việc lựa chọn đối với nhiều người. Chúng tôi đã tìm hiểu và đánh giá thì dạng nhà mái tôn đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm có: Tôn sóng tròn, tôn giả ngói, tôn song vuông…không chỉ thiên về nhà ở mà còn sử dụng rộng rải như làm nhà kho xưởng, vì công dụng cũng như chi phí đầu tư không quá cao nên rất được ưa chuộng
Ưu điểm nổi trội của nhà cấp 4 mái tôn
1. Thiết kế đơn giản:
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn thiết kế khá đơn giản, về kiến trúc cũng như nội ngoại thất thể hiện bằng những hình khối đơn giản. Các chi tiết trang trí chi tiết hay phào chỉ gần như không có hoặc rất ít xuất hiện trong mẫu thiết kế. Mặt tiền được tạo điểm nhấn với hệ mái tôn giật cấp, trang trí hệ thống cửa chính của mẫu nhà.Chính vì vậy mà quá trình thi công, lắp đặt trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng, không cần đòi hỏi thợ xây có tay nghề cao. Đồng thời, nhà thường được tạo điểm nhấn bởi hệ thống cửa chính và hệ mái tôn giật cấp.
2. Thời gian thi công nhanh:
Thời gian thi công nhà cấp 4 mái tôn sẽ nhanh hơn rất nhiều so với những nhà ống hiện đại khác. Các mái tôn được thiết kế theo tầng lớp, số lượng lớn nên thời gian thi công nhanh so với sử dụng mái bằng bê tông cốt thép hay mái thái.
3. Chi phí đầu tư thấp:
Không cầu kỳ về hình khối kiến trúc, không cần vì kèo xà gồ bạn vẫn có thể lợp mái. Không cần đầu tư nhiều nguyên vật liệu xây dựng, thời gian thiết kế thi công lại nhanh, dẫn đến với chi phí vừa phải. Chính bởi sự đơn giản về mặt kiến trúc nên bạn không tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư nguyên vật liệu xây dựng. Đồng thời, quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, đơn giản giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí thuê nhân công.
Với những ưu điểm nổi trội về thiết kế, chi phí, tiến độ thi công thì mẫu nhà ống cấp 4 mái tôn sẽ là lựa chọn đúng đắn cho những bạn đang có dự định xây dựng nhà ở. Tuy nhiên để có cái nhìn khách quan, bên cạnh những ưu điểm thì mẫu nhà ống cấp 4 mái tôn cũng có một số nhược điểm.
Nhược điểm nhà cấp 4 sử dụng mái tôn
1. Khả năng chống ồn, chống nóng thấp:
Mẫu nhà ống cấp 4 sử dụng mái tôn không có khả năng hấp thụ và thoát nhiệt, về mùa hè, những ngôi nhà này không có khả năng làm mát như những loại mái khác. Mùa mưa những mẫu nhà ống cấp 4 mái tôn thoát nước kém hơn, đồng thời mưa đáp vào mái gây ra tiếng ồn khá lớn, gây khó chịu.
2. Độ bền thấp hơn:
Mẫu nhà ống cấp 4 sư dụng mái tôn có độ bền thấp hơn, tuổi thọ thấp hơn so với những mẫu nhà ống sử dụng mái đổ bê tông hay mái ngói, mái thái.
Các loại mái tôn sử dụng phổ biến hiện nay
1. Tôn lợp giả ngói:
Mái tôn giả ngói còn gọi là tôn sóng ngói, được sử dụng phổ biến để lợp cho các công trình có kiến trúc nhiều mái theo kiểu nhà biệt thự hoặc mái có độ dốc lớn.
Tôn lợp giả ngói này sẽ tác dụng trọng tải thấp lên khung sườn của mái, cột và móng so với ngói gạch thông thường. Dạng sóng thiết kế theo kiểu ngói tây nhiều màu sắc để chọn lựa với độ dày khác nhau nên được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Loại tôn này cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với loại ngói gạch thường, tôn được vít chắc chắn không bị gãy hay bị trượt xuống khi sử dụng.
2. Tôn lạnh:
Tôn lạnh có khả năng phản xạ tối đa tia nắng mặt trời nhờ bề mặt sáng bóng. Tôn lạnh có một lớp và thêm lớp mạ hợp kim nhôm kẽm trong đó nhôm 55%, kẽm 43,5% và Sillicon 1,5%, có khả năng chống ăn mòn tốt hơn các loại thép mạ kẽm thường.
Thành phần nhôm trong lớp kẽm có thể chống lại tác động sinh học của môi trường bên ngoài, kẽm bảo vệ điện hóa cho kim loại. Do vậy tuổi thọ tôn lạnh thường cao hơn gấp nhiều lần tôn thông thường. Nhiệt độ truyền vào nhà khi dùng tôn lạnh sẽ thấp hơn, về đêm nhiệt độ sẽ tỏa ra nhanh nên nhà sẽ mát lên nhanh chóng.
3. Tôn cách nhiệt:
Cấu tạo gồm 3 lớp: lớp tôn bề mặt, lớp tôn PU, lớp PP/PVC. Tôn bề mặt với lớp tráng Polyestes tạo độ bóng sơn bảo vệ màu luôn mới. Tiếp theo là lớp PU mật độ cao bền vững giúp tăng cường hiệu quả cách nhiệt, cách âm so với các mái tôn loại khác. Cuối cùng là lớp PP/PVC hạn chế khả năng cháy và mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho lớp trần dưới mái nhà.
4. Tôn cán sóng:
Tôn cán sóng có nhiều loại trên thị trường với số lượng sóng khác nhau như tôn 5 sóng, 9 hay 11 sóng. Loại tôn này tuy không có các lớp xốp hay PU như loại tôn mát nhưng lại mang tính thẩm mỹ cao, tôn lên vẻ đẹp cho ngôi nhà.
5. Tôn mạ kẽm:
Chất liệu là các tấm kim loại được phủ một lớp kẽm trong quá trình nhúng nóng. Đặc điểm nổi bật của loại tôn này đó là nhẹ, dễ dàng vận chuyển, khả năng chống gỉ tốt và độ bền cao. Loại tôn này rất thích hợp với khí hậu Việt Nam, chống lại các tác động của môi trường, tuổi thọ cao giúp cho ngôi nhà của bạn luôn bền đẹp.
Chi phí xây dựng nhà cấp 4 mái tôn
Để biết được chi phí xây dựng nhà cấp 4 lợp mái tôn hết bao nhiêu tiền, ta lấy ví dụ với căn nhà diện tích xây dựng dự kiến là 9 x 6 = 54 m² .
Móng đơn: 9 x 6 = 54m² x 900.000 = 48.600.000 đồng (Nhân công 400.000,Vật liệu 500.000).
Phần trệt : 9 x 6 = 54 m² x 2.900.000 = 156.600.000 đồng (Phần thô 2.100.000, Hoàn thiện 800.000).
Mái tôn: 10 x 6 = 60m² x 800.000 = 48.000.000 (Vật liệu 600.000, Nhân công 200.000).
Tổng chi phí trọn gói cho ngôi nhà tối thiểu : 253.200.000 đồng.
Những chú ý khi xây nhà cấp 4 mái tôn
1. Lựa chọn loại tôn:
Tên thị trường có rất nhiều loại tôn bạn nên lựa chọn phù hợp cả về công năng thẩm mỹ cũng như giá cả cho mẫu nhà.
2. Quá trình thi công lắp đặt:
Thi công mái tôn đơn giản hơn rất nhiều so với hi công mái thái hay đổ bê tông, tuy nhiên có nhiều công đoạn như bắt ốc vít liên kết các tấm tôn lại với nhau. Thợ thi công phải cực kỳ chú ý, nếu quên hoặc vít ốc lỏng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu mái, ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này.
3. Lựa chọn màu sắc:
Màu sắc là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Bạn nên lựa chọn màu sắc mái tôn theo màu sơn chủ đạo hoặc màu sơn mang yếu tố trong phong thủy, theo mệnh để tăng tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn đẹp
Đây là một ngôi nhà cấp 4 mái giả tôn vô cùng sang trọng. Được thiết kế theo kiểu nhà mái thái, nhưng lại được bao bọc những kiểu tôn giả ngói cũng không kém phần chất lượng và cực kỳ đẹp. Những ai đang không có nhiều điều kiện để có thể xây nhà với mái ngói, có thể tham khảo một số mẫu nhà ngói giả tôn kiểu như thế này cũng rất đẹp.
Mẫu nhà ống cấp 4 mái tôn
Dạng nhà ống cấp 4 này có chiều dài lớn, có thể chia đồng đều các phòng trong nhà như phòng khách sẽ tính từ cửa bước vào, sau đó là những phòng ngủ và cuối cùng là bếp. Bạn cũng có thể chia theo một cách khác, tùy vào phong thủy và sở thích của bạn. Mẫu nhà trên có khá nhiều cửa sổ, giúp ngôi nhà của bạn hứng được không khí và ánh nắng mặt trời một cách tốt nhất.
Mẫu nhà cấp 4 gác lửng mái tôn
Một ngôi nhà cấp 4 có gác lửng sẽ khiến diện tích sinh hoạt được mở rộng hơn, mà lại không tốn quá nhiều chi phí như khi xây thêm một tầng lầu. Với sự kết hợp của tôn giả ngói như hình trên càng làm cho ngôi nhà bạn trở nên đẹp hơn. Kiểu xây dựng nhà mái bằng như thế này cũng là một sự lựa chọn thích hợp. Xu hướng nhà cấp 4 có gác lửng và lợp bằng mái tôn được rất nhiều hộ gia đình Việt lựa chọn vì thường sẽ có kinh phí thấp dù là bạn chọn xây dựng theo phong cách nào. Tiếp đến là vì thời gian thi công có tiến độ nhanh nhất vì gần như không có nhiều công đoạn phức tạp. Bên cạnh đó, có thể tận dụng thêm phần gác lửng để ở, sinh hoạt hoặc lưu trữ đồ đạc.
Mẫu nhà mái tôn đơn giản
Nếu không quá nhiều chi phí để xây dựng một căn nhà quá lớn, bạn nên chọn kiểu thiết kế độc lạ nhưng không kém phần sang trọng này. Những ngôi nhà có mái bằng như thế này thường hợp với kiểu lợp bằng mái tôn hơn là mái ngói. Hơn nữa, với sự kết hợp giữa tone màu và kiến trúc, tạo cho căn nhà sự hiện đại nhất định.
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn mái thái
Nhà cấp 4 mái thái kiểu này khá đơn giản, dễ xây dựng mà lại rất nổi bật. Với bậc thang 3 cấp phù hợp với phong thủy và sự may mắn cho gia chủ, cùng với đó là cửa kính xuyên thấu vào trong ngôi nhà của bạn, khiến ngôi nhà nổi bậc vào ban đêm khi có ánh đèn.
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn chứ L
Những mẫu nhà cấp 4 mái tôn đẹp hình chữ L được xem là một thiết kế đã “làm mưa làm gió” ở vùng nông thôn cũng như ngoại ô. Hiện nay, chúng đã được cải thiện về thẩm mỹ và công năng khá nhiều, mang đến một sự cải tiến vượt trội hơn nhiều năm trước nên đã có một số vùng thành thị cũng bắt đầu ứng dụng mẫu thiết kế này. Phần bên hông nhà có thể tạo thêm một khu vườn nhỏ để trồng cây hoặc dựng bàn trà cho đỡ trống trải.
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn 2 phòng ngủ
Mẫu thiết kế này có thể xem là “fit” nhất với những gia đình có ít thành viên. Với sự bố trí cân đối cùng phong cách hiện đại của các sản phẩm nội thất, không gian nhà cấp 4 mái tôn vẫn có thể giữ được sự cân bằng giữa độ cao – dài – rộng trong không gian. Thiết kế 2 phòng ngủ có thể nằm liền kề nhau (như ảnh minh họa bên dưới) hoặc nằm đối diện nhau nếu diện tích đất rộng rãi hơn.
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ
Đối với một số gia đình có đông thành viên, chúng tôi cho rằng mẫu nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ là lựa chọn tối ưu nhất vì nó có thể giúp tiết kiệm được kinh phí nhiều hơn so với các mẫu thiết kế khác. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng linh hoạt các công năng ở trong nhà.