Công Việc Của Người Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

 
Công Việc Của Người Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Công Việc Của Người Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Giá Bán: 700,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Công Việc Của Người Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Vận hành một hệ thống xử lý nước thải đơn giản hay phức tạp? Đây là một câu hỏi khá phổ biến với những người mới vào nghề nhưng cũng không hẳn là đơn giản với những người đã có thâm niên. Vậy công việc của người vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì?

1. Tìm hiểu về tổng quan hệ thống

Cũng giống như ta sử dụng các thiết bị hằng ngày, trước khi sử dụng chúng ta nên đọc hướng dẫn sử dụng để biết thiết bị đó có gì, các chi tiết vận hành ra làm sao. Thì việc vận hành hệ thống xử lý nước thải cũng vậy. Trước khi đi vào vận hành trực tiếp ta cần phải tìm hiểu đầu tiên là sơ đồ công nghệ của hệ thống để nắm tổng quan về quy trình sử lý. Tiếp theo là đọc hồ sơ kỹ thuật để tìm hiểu sâu hơn kĩ hơn về thiết kế của từng công trình trong hệ thống, các thiết bị và công trình “link” với nhau như thế nào.

Xem thêm : nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

2. Theo sát hiện trường xử lý

Sau khi đã nắm cơ bản “lý thuyết” về hệ thống chúng ta cần xuống thực tế hiện trường, xác định chính xác từng công đoạn, từng công trình ở hiện trường với sơ đồ công nghệ đã xem trước đó.

Sau khi đã nắm về toàn bộ hệ thống chúng ta sẽ đi đến chi tiết từng công việc cụ thể. Để vận hành một hệ thống chúng ta cần đảm bảo các thiết bị phụ trợ như bơm máy thổi khí luôn hoạt động tốt. Các thiết bị này luôn phải có ít nhất 2 máy tại cùng 1 vị trì để luôn phiên hoạt động và phòng hờ sự cố không mong muốn.

Tiếp theo là những công việc kiểm tra chỉ tiêu phản ảnh chất lượng nước hằng ngày:

  • pH: mọi công việc trong ngành nước, chỉ tiêu pH luôn gắn liền. Mọi tác động đều làm thay đổi pH nước vì vậy kiểm tra pH nước là cách nhanh nhất để phát hiện sự bất thường trong hệ thống
  • Mật độ bùn trong bể vi sinh: bùn tại bể vi sinh phản ảnh hiệu suất xử lý của toàn hệ thống. Mật độ bùn tối ưu cần khoảng 30%, màu bùn có màu nâu nhạt, nước tại bể vi sinh có màu nâu đỏ. Đó là các tín hiệu làm cho ta yên tâm hệ vi sinh đang “rất ổn”
  • Các chỉ tiêu phản ảnh ô nhiễm như COD, amoni, nitrite,nitrate,…

Thông thường đây là những chỉ tiêu khó cần các thiết bị phân tích hiện đại để có kết của cụ thể và chính xác nhất. Tuy nhiên làm như vậy phải gửi mẫu trung tâm phân tích khá tốn thời gian và bất tiện, chúng ta có thể kiểm tra nhanh chóng bằng test kit để xác định mức độ ô nhiễm còn lại ở hiện thống hiện tại và có phương án xử lý cấp thời.

Xem thêm : thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải 

  • Bổ sung mật rỉ và sinh sinh mới cho hệ vi sinh duy trì ổn định

Trên đây là tổng quan các công việc của người vận hành hệ thống. Ngoài những công việc này ra thì tùy vào hiện trạng thực tế, tùy vào từng hệ thống cụ thể mà sẽ có thêm những công việc khác. Hy vọng mọi người đã có thêm cái nhìn tổng quan về cách vận hành một hệ thống cơ bản.

 

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • Liên hệ quảng cáo
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • 31 massage cao thắng