Nguyên Tố Hóa Học Là Gì? Lý Thuyết Về Nguyên Tố Hóa Học

 
Nguyên Tố Hóa Học Là Gì? Lý Thuyết Về Nguyên Tố Hóa Học

Nguyên Tố Hóa Học Là Gì? Lý Thuyết Về Nguyên Tố Hóa Học

Giá Bán: 100đ

Thông Tin Sản Phẩm
Khi mới bắt đầu làm quen với môn hóa thì các nguyên tố hóa học là một “chìa khóa” quan trọng mà tất cả các em học sinh đều phải ghi nhớ để học tốt hơn. Vậy nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố tồn tại được con người phát hiện? Hãy cùng Team Marathon Education tìm hiểu những nội dung này trong bài viết sau.

Nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

Nguyên tố hóa học là gì?
Nguyên tố hóa học là gì? (Nguồn: Internet)

Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử dùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Mỗi nguyên tố được xác định theo số proton trong hạt nhân nguyên tử.

Nếu một nguyên tố được thêm nhiều proton hơn vào một nguyên tử thì có thể tạo ra nguyên tố mới. Đồng thời, các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng số hiệu nguyên tử (ký hiệu là Z).

Số lượng nguyên tố hóa học

Trong thời buổi khoa học ngày càng phát triển như hiện nay, con người đã tìm ra được rất nhiều nguyên tố khác nhau. Hiện nay, các nguyên tố hóa học được sắp xếp dựa theo chiều tăng dần số proton trong hạt nhân nguyên tử.

Bảng tuần hoàn hóa học hiện có 118 nguyên tố hóa học được công nhận và phân chia thành nhiều nhóm khác nhau như nhóm kim loại (có nhóm kim loại kiềm, nhóm kim loại kiềm thổ, nhóm kim loại chuyển tiếp,…), nhóm phi kim, nhóm khí hiếm và nhóm nguyên tố đất hiếm.

Phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố kim loại

  • Đây là những nguyên tố thường ở dạng đơn chất, thể rắn trong điều kiện thường (trừ một số chất là thủy ngân, gali và xeri ở thể lỏng).
  • Hiện có tất cả 81 nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học.
  • Oxit của các nguyên tố kim loại thường là oxit bazơ hoặc oxit lưỡng tính hoặc oxit axit khi kim loại có mức oxi hóa cao.
  • Nguyên tố kim loại thường có 1e đến 3e ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tố phi kim

  • Đây là những nguyên tố thường ở dạng đơn chất, thể khí.
  • Các nguyên tố phi kim bao gồm F, Cl, Br, I, O, S, Se, N, P, C, He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn.
  • Oxit của các nguyên tố phi kim là oxit axit hoặc oxit trung tính.
  • Nguyên tố phi kim thường có 4e đến 7e ở lớp ngoài cùng, trừ các loại khí hiếm có 8e ở lớp ngoài cùng (trạng thái bền vững).

Nguyên tố á kim

  • Đây là những nguyên tố thường ở dạng đơn chất và là những chất bán dẫn.
  • Các nguyên tố á kim có tính chất trung gian của cả kim loại và phi kim.
  • Các nguyên tố á kim bao gồm bo, silic, gemani, asen và telu.
  • Oxit của các nguyên tố á kim là oxit lưỡng tính.

Ký hiệu hóa học

Ký hiệu hóa học
Ký hiệu hóa học (Nguồn: Internet)

Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 ký hiệu duy nhất gọi là kí hiệu hóa học. Các ký hiệu này do tổ chức quốc tế quy ước và thường lấy từ 1 – 2 chữ cái ở đầu tên nguyên tố. Đồng thời, các nguyên tố này có thể được phiên âm bằng tiếng La tinh, tiếng Anh hay sử dụng các ngôn ngữ khác như tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga,…

Mỗi nguyên tố thường được biểu thị bằng tên, ký hiệu hoặc số nguyên tử của nguyên tố đó. Trong đó, các ký hiệu của một nguyên tố thường bắt đầu bằng chữ cái in hoa của nguyên tố đó như Kali (kí hiệu là K), Hidro (kí hiệu là H),… Nếu sau ký tự đầu tiên vẫn còn sử dụng chữ cái khác thì chữ cái này sẽ được viết thường.

Ví dụ: 

  • Nguyên tố có 1 chữ cái: Nitơ (N), Kali (K), Oxi (O),…
  • Nguyên tố có 2 chữ cái: Đồng (Cu), Nhôm (Al), Sắt (Fe), Kẽm (Zn),…

Nguyên tử khối

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử. Tổ chức Đo lường Thế giới lấy khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị đo của nguyên tử khối (thường gọi là đơn vị cacbon, ký hiệu là đvC).

Vì mỗi nguyên tố hóa học khác nhau về số proton nên sẽ có khối lượng nguyên tử khác nhau. 

  • Đơn vị khối lượng nguyên tử được ký hiệu là u.
  • Theo hệ đo lường quốc tế quy ước: 1u = 1/NA (gam) = 1/(1000 NA) kg (NA – Avogadro là số lượng nguyên tử có trong 12g đồng vị Cacbon 12 hay có thể gọi là số nguyên tử có trong 1 mol chất.

Như vậy, với cách tính trên các em có được:

  • C = 12 đvC
  • O = 16 đvC
  • H = 1 đvC
  • Na = 23 đvC
  • K = 39 đvC
  • Ca = 40 đvC

Các nguyên tố hóa học phổ biến

Một số nguyên tố hóa học phổ biến được thể hiện thông qua bảng sau:

Ký hiệuTên nguyên tốSố nguyên tửKhối lượng nguyên tử
FeSắt2656
AlNhôm1327
CuĐồng2964
ZnKẽm3065
MnMangan2555
NiNiken2859
CrCrom2452
CaCanxi2040
Kkali1939
SLưu huỳnh1632
PPhốt pho1531
MgMagiê1224
NaNatri1123
OOxi816
HHiđrô11
CCarbon612
FFlo919
ClClo1735,5
BrBrôm3580
AgBạc47108
PbChì82207

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • 31 massage cao thắng
  • Liên hệ quảng cáo
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp