Axit là gì? Tính chất hóa học của axit?

 
Axit là gì? Tính chất hóa học của axit?

Axit là gì? Tính chất hóa học của axit?

Giá Bán: Liên hệ

Thông Tin Sản Phẩm

Axit là một trong những hợp chất hóa học cơ bản được ứng dụng nhiều trong đời sống. Vậy axit là gì? Tính chất vật lý và tính chất hóa học của axit là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Axit là gì?

Trong đời sống, axit rất phổ biến trong một số thực phẩm con người tiêu thụ hàng ngày. Những loại trái cây họ cam và chanh có chứa axit citric và axit ascorbic, hay còn được biết đến là vitamin C. Nước ngọt có ga chứa axit photphoric. Giấm có chứa axit axetic. Dạ dày của con người sử dụng axit clohydric để tiêu hóa thức ăn.

Về mặt hóa học, axit là những hợp chất hóa học có công thức chung là HxA. Axit thường có vị chua và có độ pH nhỏ hơn 7. Axit càng mạnh thì độ pH thấp và ngược lại.

Có những loại axit nào? 

Axit có thể được phân loại dựa trên tính chất hóa học của axit (axit mạnh và axit yếu), thành phần cấu tạo của axit (axit có oxi và axit không có oxi) và phân loại theo hữu cơ và vô cơ (axit vô cơ và axit hữu cơ).

Cách xác định độ mạnh, yếu của axit

Ta dựa vào tính linh động của nguyên tử hidro để đánh giá độ mạnh, yếu của axit:

  • Axit có chứa oxi: phi kim của axit càng mạnh thì axit càng mạnh. HClO4 > H2SO4 > H3PO4, HClO4 > HBrO4 > HIO4.

  • Axit chứa cùng một nguyên tố phi kim, axit đó có càng nhiều oxi thì càng mạnh. HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO.

  • Axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A và không chứa oxi: tính axit giảm dần từ dưới lên. HI > HBr > HCl > HF.

  • Axit hữu cơ (RCOOH): gốc R càng no (gốc R đẩy electron), tính axit càng yếu. HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

Tính chất hóa học của axit

Tính chất hóa học của axit

Làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím)

Khi gặp axit, giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

Tác dụng với bazơ

Phần lớn axit có thể phản ứng với các bazơ tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa) theo phương trình tổng quát sau:

Axit + bazơ → Muối + nước

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Tác dụng với oxit bazơ

Hầu hết các axit đều phản ứng được với oxit bazơ tạo thành muối và nước theo phương trình tổng quát sau:

Axit + oxit bazơ → Muối + nước

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Tác dụng với muối

Axit có khả năng tác dụng được với muối tạo thành axit mới và muối mới theo phương trình:

Muối + Axit → Muối mới + Axit mới

Phản ứng này xảy ra khí các điều kiện dưới đây được thỏa mãn:

  • Muối tham gia là muối tan được trong nước.

  • Axit tham gia mạnh hơn axit tạo thành.

  • Sản phẩm sau phản ứng phải có ít nhất 1 trong số những chất sau đây: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí

Ví dụ: K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 

Tác dụng với kim loại

Một trong những tính chất hóa học của axit thường gặp nhất đó là dung dịch axit có khả năng tác dụng với một số kim loại. Phản ứng này sẽ tạo thành muối và giải phóng khí H2.

Axit + Kim loại → Muối + H2 

3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2

HCl và H2SO4 loãng chỉ phản ứng với kim loại trước H trong dãy hoạt động kim loại.

H2SO4 và HNO3 đặc có thể tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hidro.


Nguồn: Tính Chất Hóa Học Của Axit - Marathon Education

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • 31 massage cao thắng
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy
  • Liên hệ quảng cáo