Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền

 
Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền

Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền

Giá Bán: 100,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Vihaco Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đăng ký nhãn hiệu . Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến việc đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ. Các vấn đề đó là: Thế nào được gọi là nhãn hiệu? Những công việc cần làm trước khi đăng ký nhãn hiệu; Việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu; Vấn đề nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và các vấn đề liên quan đến việc khiếu nại liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ:

Nhãn hiệu là gì?

Khái niệm nhãn hiệu được nêu tại Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 theo đó:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu gồm:
- Nhãn hiệu gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau;
- Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu ?
- Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình
- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất
- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ cho dịch vụ mà mình cung cấp.
- Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng đó,
- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là:
- Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu;
- Hình vẽ, ảnh chụp;
- Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải:
- Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết;
- Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (đơn nhãn hiệu) tại cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng.

Dấu hiệu không được công nhận là nhãn hiệu:
- Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm,...,trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi;
- Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng hoặc chất lượng của hàng hoá;
- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm sản xuất, tên gọi thông thường của sản phẩm.
Những việc cần thực hiện trước khi đăng ký nhãn hiệu
- Đầu tiên cần phải thiết kế tên logo, nhãn hiệu
- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu
- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:
+ Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
+ Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
+Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
- Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
+ Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

Chuẩn bị hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai, làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
+ Mẫu nhãn hiệu;
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);
+ Giấy uỷ quyền, nếu cần;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
+ Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
+ Chứng từ nộp phí nộp đơn.
+ Bản gốc Giấy uỷ quyền;
+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
- Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
- Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
- Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
- Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).
- Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
- Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Quyền đăng ký nhãn hiệu

- Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
- Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất
với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về t
ổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. 
- Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ:

Người có quyền khiếu nại

- Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
- Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

Thủ tục khiếu nại

- Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
- Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định.
- Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
- Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
- Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại coa quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

Về thông tin và tài liệu để nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu

Đề nghị Quý công ty cung cấp cho chúng tôi những tài liệu sau:
- 20 mẫu nhãn hiệu (yêu cầu nộp đồng thời với đơn); Kích thước nhãn không nhỏ hơn 15x 15mm và không lớn hơn 80 x 80mm

- Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Danh mục liệt kê hàng hóa/dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu

- Giấy uỷ quyền cho chúng tôi làm người Đại diện sở hữu công nghiệp

Để đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền tại TP.HCM. Quý khách hàng vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. 

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIHACO 

ĐC: 20/1/6, Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Email  : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519

Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

 để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ


Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • Liên hệ quảng cáo
  • 31 massage cao thắng