Một trong những điểm mạnh của thị trường ngoại hối hấp dẫn các nhà đầu tư đó là tính thanh khoản (liquidity) của nó so với các thị trường tài chính khác. Quy mô rộng lớn của Forex làm cho nó trở thành một thị trường kinh doanh lý tưởng, với hơn 5 nghìn tỉ đô la khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày (theo báo cáo 3 năm 1 lần của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế). Khái niệm “Thanh khoản” dường như đã rất quen thuộc với mỗi nhà giao dịch, tuy nhiên, những vấn đề khác liên quan đến thanh khoản trong đầu tư ít khi được đề cập tới. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về tính thanh khoản của thị trường ngoại hối cũng như tập trung phân tích 3 dấu hiệu nhận biết thị trường thanh khoản và không thanh khoản trong giao dịch Forex.
Tính thanh khoản là gì và tầm quan trọng của nó?
Thanh khoản là mức độ mà một tài sản cụ thể có thể được mua hoặc bán một cách một cách nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sự ổn định chung của giá của nó. Các nhà giao dịch từ các thị trường tài chính khác bị thu hút bởi thị trường Forex vì mức độ thanh khoản cực kỳ cao cùng với thời gian hoạt động liên tục 24/24. Nói cách khác, tại mọi thời điểm, tại mọi vị trí, bạn luôn có thể giao dịch được vì luôn có số lượng người mua và người bán rất lớn tại đó.
Tính thanh khoản của thị trường cao nhất khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch các cặp tiền tệ chính. Tuy nhiên, bạn đang giao dịch dựa trên tính thanh khoản khả dụng của các tổ chức tài chính, giúp bạn vào hoặc ra khỏi giao dịch (cặp tiền tệ) mà bạn chọn. Thực tế là, không phải tất cả các cặp tiền tệ đều thanh khoản cao. Mỗi loại tiền tệ sẽ có xu hướng có mức thanh khoản khác nhau tuỳ thuộc vào việc chúng là các cặp chính, phụ hay ngoại lai (bao gồm cả các loại tiền tệ thị trường mới nổi). Thanh khoản Forex sẽ giảm dần từ cặp chính, tới cặp phụ và thấp nhà là các cặp tiền tệ ngoại lai. Dưới đây là dánh sách các cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao và thấp
Tính thanh khoản cao: Thanh khoản cao trong ngoại hối đề cập đến việc một cặp tiền tệ có thể được mua / bán ở các kích cỡ đáng kể mà không có sự chênh lệch lớn về tỷ giá hối đoái (mức giá), ví dụ: Các cặp tiền tệ chính như EUR / USD.
Các cặp tiền tệ chính khác (có tính thanh khoản cao) cần lưu ý:
• GBP / USD
• USD / JPY
• EUR / GBP
• AUD / USD
• USD / CAD
• USD / CHF
• NZD / USDThanh khoản thấp: Thanh khoản thấp trong ngoại hối đề cập đến một cặp tiền tệ không thể mua / bán ở các kích cỡ đáng kể mà không có sự chênh lệch lớn trong mức giá tỷ giá hối đoái của nó, ví dụ: Các cặp tiền tệ kỳ lạ như PLN / JPY.
Forex thanh khoản và không thanh khoản: 3 dấu hiệu nhận biết
Từ quan điểm của nhà giao dịch, thị trường kém thanh khoản sẽ có những động thái hoặc khoảng trống hỗn loạn bởi vì mức độ mua hoặc bán tại bất kì thời điểm nào có thể khác nhau rất nhiều. Một thị trường có tính thanh khoản cao còn được gọi là thì trường sau hoặc thị trường trơn tru và hành động giá cũng trơn tru. Hầu hết các nhà giao dịch cần và nên yêu cầu một thị trường thanh khoản vì trong thị trường kém thanh khoản, nếu nhà giao dịch đi sai một bước thì sẽ rất khó quản lý rủi ro.
Xem thêm : review sàn LiteForex
Dưới đây là 3 dấu hiệu cần chú ý:
1. Khoảng trống giá (Gaps) khi giao dịch ngoại hối
Gaps rất phổ biến, đặc biệt là trong thị trường Chứng Khoán và Ngoại hối, cung cấp cho nhà giao dịch những thông tin cơ bản về sức mạnh của thị trường. Khoảng trống giá trong ngoại hối thay đổi so với các thị trường khác. Gap thường được tạo ra khi thị trường đóng cửa ngày hôm trước và mở cửa vào ngày hôm sau ở một mức giá khác. Đặc biệt thường xuất hiện vào sáng thứ 2, sau khi ngày lễ thứ 7 và chủ nhật kết thúc. Gaps có thể xảy ra nếu có một thông báo lãi suất hay tin tức tác động khác xuất hiện trái với mong đợi. Nếu có một thông báo tin tức vào cuối tuần, thì khoảng cách tổng thể về ngoại hối thường thấp hơn 0.5% so với giá trị tiền tệ.
Các biểu đồ dưới đây mô tả sự khác biệt về tính thanh khoản giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối, được thể hiện rõ ràng thông qua khoảng trống giá.
Thị trường chứng khoán dễ xuất hiện gaps: chỉ số FTSE 100
Thị trường Forex rất ít / hoặc không có gaps
Một thị trường giao dịch 24 giờ một ngày như thị trường ngoại hối được coi là thanh khoản cao hơn hay nói cách khác có xu hướng có ít khoảng cách giá hơn do tính chất liên tục của nó. Điều này cho phép các nhà giao dịch tham gia và thoát khỏi thị trường theo quyết định của họ. Một thị trường chỉ giao dịch một thời gian ngắn trong ngày như thị trường Vốn chủ sở hữu Hoa Kỳ (US Equity Market) hay Sàn giao dịch tương lai (Futures Exchange) sẽ có xu hướng trở thành một thị trường kém thanh khoản vì giá có thể tăng vọt nếu tin tức sau một đêm xuất hiện trái với mong đợi của đám đông.
2. Chỉ báo thanh khoản trong biểu đồ ngoại hối
Giống như các thị trường tài chính chính quy khác như chứng khoán hay futures, các nhà môi giới Forex thường cung cấp một tùy chọn Volume trên biểu đồ. Volume trong Forex là một chỉ báo thanh khoản ngoại hối, được giải thích bằng cách phân tích các thanh trên biểu đồ khối lượng giao dịch của một sản phẩm trong một khoảng thời gian nào đó, dựa vào đó nhà giao dịch có thể đánh giá tính thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ở đây thực chất được hiểu là số lần nhảy giá trong một khoảng thời gian xác định nào đó của một sản phẩm Forex nào đó, ví dụ như trong 1 cây nến ở khung thời gian 5 phút có 10 lần nhảy giá thay đổi thì Volume của nó sẽ là 10.
Điều quan trọng nhà đầu tư cần nhớ đó là hầu hết các nhà môi giới chỉ phản ánh dữ liệu thanh khoản của riêng họ chứ không phải thanh khoản của tổng thể thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, nhà giao dịch có thể sử dụng thanh khoản của nhà môi giới như một thước đo đại diện cho thị trường bán lẻ một cách phù hợp, tuỳ thuộc vào quy mô giao dịch của mỗi người.
Xem thêm : hướng dẫn nạp tiền sàn LiteForex
3. Thanh khoản thay đổi theo thời điểm khác nhau trong ngày
Nhà giao dịch ngắn hạn hoặc nhà đầu cơ nên nhận thức được tính thanh khoản của thị trường ngoại hối thay đổi như thế nào qua ngày giao dịch. Trong khi thị trường forex mang tính thanh khoản cao thì độ sâu của thị trường lại thay đổi tùy theo cặp tiền và thời điểm trong ngày. Phiên Châu Á được xem là khoảng thời gian thị trường hoạt động kém thanh khoản trong ngày, ngược lai, thời gian mà nhà giao dịch có thể thấy các động thái lớn nhất là Phiên buổi sáng của Hoa Kỳ vì nó trùng lặp với Phiên Châu Âu/Luân Đôn, chiếm hơn 50% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu hàng ngày. Tuy nhiên, vào buổi chiều Hoa Kỳ, ta dễ thấy thị trường có sự sụt giảm các động thái mạnh mẽ, ngoại trừ khi Uỷ ban thị trường mở Liên bang (FOMC) đưa ra một thông báo bất ngờ (vài lần một năm).
Thị trường Forex hoạt động liên tục 24 giờ do đó tính thanh khoản cũng thay đổi theo từng mốc thời gian trong ngày, việc lựa chọn, phân chia các khung thời gian thị trường có tính thanh khoản cao có thể giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội giao dịch hơn.
Thời gian trong ngày mà bạn có thể thấy các động thái lớn nhất là Phiên buổi sáng Hoa Kỳ vì nó trùng lặp với Phiên Châu Âu / Luân Đôn, một mình chiếm khoảng + 50% tổng khối lượng toàn cầu hàng ngày. Chỉ riêng phiên Mỹ đã chiếm khoảng 20% và vào buổi chiều Hoa Kỳ, bạn sẽ thường thấy sự sụt giảm mạnh trong các động thái mạnh mẽ ngoại trừ khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đưa ra một thông báo bất ngờ, nhưng một vài lần năm.
Xem thêm : cách nạp tiền sàn LiteForex
Bạn có thể tham khảo bảng thời gian đóng – mở của từng thị trường Forex theo giờ Việt Nam dưới đây.
Thị trường Mỹ (USD) mở cửa hoạt động lúc 19:00 và đóng lúc 3:00.
Thị trường Luân Đôn (GBP) mở cửa hoạt động lúc 15:00 và đóng lúc 23:00.
Thị trường Úc (AUD) mở cửa hoạt động lúc 05:00 và đóng lúc 13:00.
Thị trường Nhật (JPY) mở cửa hoạt động lúc 06:00 và đóng lúc 14:00.
Thị trường Swiss Franc (CHF) mở cửa hoạt động lúc 13:00 và đóng lúc 21:00.
Thị trường Châu Âu (EUR) mở cửa hoạt động lúc 14:00 và đóng lúc 23:00.
Thị trường Canada (CAD) mở cửa hoạt động lúc 19:00 và đóng lúc 3:00
Tầm quan trọng của tính thanh khoản trong giao dịch Ngoại hối là không thể phủ nhận. Việc nhận thức được vai trò của tính thanh khoản cũng như nắm bắt được thị trường thanh khoản sẽ đem đến nhiêu cơ hội và cả thách thức cho nhà đầu tư. Bài viết trên đây hi vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích giúp nhà đầu tư nhận biết được những dấu hiệu của một thị trường thanh khoản tốt. Chúc bạn giao dịch thành công!
Nguồn : Investing.vn