Dữ liệu khách hàng là một trong những loại dữ liệu có giá trị nhất mà các công ty có thể sử dụng để tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị và bán hàng. Việc thu thập, lưu trữ và hiểu dữ liệu khách hàng không chỉ giúp cá nhân hóa mà còn cung cấp cho doanh nghiệp lộ trình tìm kiếm khách hàng tương tự trong tương lai. Vậy tại sao doanh nghiệp cần phải quản lý cơ sở dữ liệu của khách hàng và có những cách nào giúp quản lý data khách hàng hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
Cơ sở dữ liệu khách hàng là gì?
Cơ sở dữ liệu (Database hoặc gọi tắt là data) khách hàng trong kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên marketing thì chắc chắn sẽ không nên bỏ qua khái niệm này.
Dữ liệu khách hàng là tập hợp các thông tin của khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc có thể là đã từng quan tâm tới dịch vụ và sản phẩm bên bạn.
Nó giúp chúng ta biết đầy đủ các thông tin về khách hàng, bao gồm như họ tên? Điều họ muốn là gì? Vì sao họ mong muốn điều đó?…Đặc biệt data này giúp bạn biết cả những thông tin chi tiết của khách hàng như zalo, facebook,…giúp hoạt động marketing được tốt nhất.
Doanh nghiệp có được cơ sở dữ liệu khách hàng chất lượng cao sẽ dễ dàng trong việc chăm sóc khách hàng cũ và tiếp cận khách hàng mới tiềm năng.
Thông qua phân tích thống kê giúp doanh nghiệp biết được mối quan tâm cũng như các nhu cầu của khách hàng. Không chỉ giúp tăng doanh số mà điều này còn tạo cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Cơ dữ liệu của khách hàng ?
Điều cốt lõi của quản lý quan hệ khách hàng là tiếp thị trên cơ sở dữ liệu. Công ty của bạn cần phải xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng biệt về khách hàng, nhân viên, các sản phẩm, dịch vụ, những nhà phân phối, bán buôn và bán lẻ. Các cơ sở dữ liệu giúp cho nhân viên tiếp thị dễ dàng hơn khi tiến hành chào hàng thích hợp cho từng cá nhân khách hàng.
Để xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, bạn phải quyết định những thông tin gì cần thu thập.
• Thông tin quan trọng nhất cần ghi nhận là lịch sử mua hàng của từng khách hàng. Biết được trước đây khách hàng đã từng mua gì cho ta manh mối để xem họ có thể sẽ thích mua gì cho lần kế tiếp.
• Sẽ hữu ích nếu bạn có được thông tin dân số học về mỗi người mua. Đối với người tiêu dùng, đó là tuổi tác, học vấn, thu nhập, số người trong gia đình và những thuộc tính khác. Đối với người mua là doanh nhân thì đó là chức vụ, công việc, nhiệm vụ công tác, quan hệ nghề nghiệp và địa chỉ liên lạc.
• Bạn có thể bổ sung thông tin về tâm lý mô tả những hoạt động, mối quan tâm, và quan điểm của cá nhân khách hàng và họ suy nghĩ, quyết định và ảnh hưởng tới người khác ra sao.
Thử thách thứ hai là làm sao lấy được thông tin này. Bạn nên huấn luyện cho nhân viên bán hàng cách thu thập và nạp những thông tin có ích này vào hồ sơ khách hàng sau mỗi lần gặp gỡ. Nhân viên tiếp thị từ xa có thể bổ sung thêm thông tin bằng cách gọi điện thoại cho khách hàng hoặc hỏi các cơ quan chuyên đánh giá công ty và xếp hạng.
Thử thách thứ ba là duy trì và cập nhật thông tin. Hàng năm khoảng 20% thông tin trong cơ sở dữ liệu khách hàng trở nên lỗi thời. Bạn cần nhân viên tiếp thị gọi điện cho một số khách hàng mỗi ngày để cập nhật những thông tin này.
Thử thách thứ tư là sử dụng thông tin. Nhiều công ty không biết khai thác thông tin mà họ đang có. Các chuỗi siêu thị có hàng núi dữ liệu về khách hàng từ máy quét tính tiền nhưng không biết sử dụng các dữ liệu này cho việc tiếp thị đến từng người. Các ngân hàng thu thập thông tin giao dịch phong phú mà hầu hết lại không phân tích chúng. Ít ra các công ty này cần thuê một người có kỹ năng khai thác dữ liệu. Bằng cách ứng dụng kỹ thuật thống kê tiên tiến, chuyên viên khai thác dữ liệu này có thể khám phá ra các xu hướng, các phân khúc cùng những cơ hội thú vị.
Hotline : 19003236
Web : callio.vn
Trụ sở chính : Tầng 3 , số 6 Nguyễn Thị Thập , Khu ĐT Trung Hòa Nhân Chính , P Trung Hòa , Q Cầu Giấy , TP Hà Nội .