Vật Lý lớp 10 soanbaitap.com
I. Ngẫu lực là gì?
1. Định nghĩa ngẫu lực
- Hệ hai lực song song, nguợc chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
2. Ví dụ về ngẫu lực
- Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực
- Dùng tuanơvit để vặn đinh ốc, ta tác dụng vào tuanơvit một ngẫu lực
- Khi ôtô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái
⇒ Như vậy, ngẫu lực tác dụng vào một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
II. Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn
1. Trường hợp vật không có trục quay cố định
- Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
- Xu hướng chuyển động li tâm của các phần của vật ở ngược phía đối với trọng tâm triệt tiêu nhau nên trọng tâm đứng yên. Trục quay đi qua trọng tâm không chịu lực tác dụng.
2. Trường hợp vật có trục quay cố định
- Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định đó. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay. Khi ấy vật có xu hướng chuyển động li tâm nên tác dụng lực vào trục quay.
- Vì vậy, khi chế tạo các bộ phận quay của máy móc (như bánh đà, bánh xe ô tô,...) thì phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của bánh đà, bánh xe một cách chính xác nhất.
3. Momen của ngẫu lực
- Đối với các trục quay vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực thì mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay và luôn luôn có giá trị:
Trong đó:
F: là độ lớn của mỗi lực (N)
d: là khoảng cách giữa 2 giá của ngẫu lực còn được gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực (m)
M: Momen của ngẫu lực (N.m)
- Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
...
Xem lời giải tại:
https://soanbaitap.com/giai-bai-tap-vat-ly-10
Thông tin
Mail: soanbaitaponline@gmail.com
Website: https://soanbaitap.com
Social
Xem lời giải tại:
https://soanbaitap.com/giai-bai-tap-vat-ly-10
Thông tin
Mail: soanbaitaponline@gmail.com
Website: https://soanbaitap.com
Social