Đá Moissanite đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ thị trường đá quý. Với vẻ ngoài và tính chất dễ gây nhầm lẫn, nhiều nhà cung cấp hiện nay trên thị trường thường gắn cái mác "kim cương nhân tạo" cho đá Moissanite mặc dù thành phần hóa học của đá Moissanite hoàn toàn khác biệt với kim cương. Vậy đá Moissanite là gì? Nên mua trang sức đá Moissanite hay kim cương? Hãy cùng Tierra Diamond tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đá Moissanite là gì?
Thoạt nhìn, đá Moissanite có vẻ ngoài rất giống kim cương thiên nhiên. Đá Moissanite cũng giống kim cương ở các đặc điểm như tỷ trọng, độ cứng hay chiết suất nhưng về bản chất, chúng khác nhau hoàn toàn. Đá Moissanite là một hợp chất tự nhiên từ Silicon Carbide hoặc Carborundum trong khi kim cương có cấu tạo chủ yếu là Carbon. Trong thực tế, Moissanite thường được sử dụng như một loại đá thay thế trong chế tác trang sức.
Đá Moissanite được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Pháp Henri Moissan vào năm 1893, khi ông đang kiểm tra các mẫu đá từ một miệng thiên thạch. Ban đầu, ông nhầm lẫn loại đá này với kim cương. Mãi cho đến năm 1904, ông đã xác định tinh thể này là một loại khoáng chất mới, có thành phần hóa học là Silicon Carbide (SiC), một sự kết hợp giữa nguyên tố silic và carbon.
Sau đó, người ta phát hiện ra rằng có thể tổng hợp Silicon Carbide trong phòng thí nghiệm bằng nhiệt độ và áp suất cực cao trong thời gian dài. Vào năm 1933, Charles & Colvard trở thành công ty đầu tiên trên thế giới sản xuất và bán Silicon Carbide. Không chỉ dừng lại ở đó, vào năm 1998, Charles & Colvard tiếp tục cho đá Moissanite ra mắt thị trường trang sức lần đầu tiên.
Có nên mua trang sức đá Moissanite hay không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau phân tích sự khác biệt giữa đá Moissanite và kim cương.
1. Độ sáng rực rỡ
Khi bạn nhìn vào một viên kim cương, cả ánh sáng trắng (nhấp nháy trắng) và lửa (nhấp nháy màu) dều toát ra đầy cuốn hút. Đá Moissanite cũng có khả năng tương tự. Tuy nhiên, đá Moissanite có chiết suất từ 2,65 - 2,69, cao hơn kim cương tự nhiên là 2,42. Vì thế, nó phát ra nhiều ánh lửa, giống như cầu vồng trong khi kim cương chủ yếu phát ra ánh sáng trắng tinh khiết rực rỡ. Nhiều người yêu thích ánh sáng cầu vồng do đá moissanite phát ra, nhưng những người khác lại cảm thấy sự rực rỡ đầy màu sắc và cường độ cao của đá Moissanite, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời là quá nhiều, tạo cảm giác chói mắt
Kim cương chủ yếu phát ra ánh sáng trắng tinh khiết
Mua ngay: Nhẫn cầu hôn kim cương Halo Floral đai tấm NCH2007
2. Màu sắc
Moissanite thường có màu hơi xanh lục và vàng. Ngay cả khi được phân loại là "không màu", Moissanite vẫn sẽ chiếu màu vàng, xanh lục hoặc xám trong một số ánh sáng nhất định. Đá moissanite càng lớn thì màu sắc càng dễ nhận thấy. Ngược lại, kim cương có màu sắc rất đa dạng, từ không màu đến vàng, hồng, lam, lục, đỏ, hoặc nâu. Màu kim cương được phân loại theo thang điểm từ D-Z, với D là không màu và Z là màu vàng nhạt hoặc nâu (với những viên ngoài Z là kim cương có màu sắc lạ mắt). Những viên kim cương được phân loại là "không màu" sẽ có độ trong suốt rất cao.
3. Độ bền
Trên thang Mohs, đá Moissanite có độ cứng 9,25, thích hợp để chế tác trang sức đeo hàng ngày. Trong khi đó, kim cương là khoáng chất cứng nhất từng được biết đến với độ cứng 10 trên thang Mohs. Chỉ có bụi kim cương và tia laser mới có khả năng cắt kim cương. Chính nhờ khả năng đặc biệt này, kim cương được xem như biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ bị phá vỡ. Nhẫn kim cương trở thành vật kỷ niệm không thể thiếu trong các lễ cưới.
Kim cương có độ cứng cao hơn đá Moissanite
Mua ngay: Nhẫn cầu hôn kim cương Halo đai tấm NCH8402
xem thêm: https://www.tierra.vn/news/da-moissanite-la-gi-co-nen-mua-trang-suc-da-moissanite-823