Sự khác nhau giữa CV và Resume - CV cần những thông tin gì

 
Sự khác nhau giữa CV và Resume - CV cần những thông tin gì

Sự khác nhau giữa CV và Resume - CV cần những thông tin gì

Giá Bán: Liên hệ

Thông Tin Sản Phẩm

Mẫu CV xin việc là gì?

CV xin việc là dạng viết tắt của cụm từ Curiculum Vitae. Đây là một bản sơ yếu lí lịch nhằm tóm tắt mọi thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp của ứng viên để giúp cho các nhà tuyển dụng có cơ sở để đánh giá năng lực của một ứng viên. Chính vì thế, mẫu CV xin việc không phải là một bản sơ yếu lí lịch tự thuật dành cho ứng viên. Hiện nay, viết CV xin việc làm là yếu tố rất quan trọng và thậm chí là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể quyết định ứng viên không phù hợp cho vị trí công việc hay không.

Khi quyết định tham gia ứng tuyển cho một vị trí nhất định, vị trí đó không chỉ có duy nhất bạn ứng tuyển mà sẽ có đến hàng nghìn ứng viên cùng xếp hồ sơ mong muốn được nhận vào làm việc. Do đó, hiểu ý nghĩa của CV xin việc là gì không khác gì một cầu nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng. Một nhà tuyển dụng sẽ dựa vào một mẫu CV xin việc mẫu thật chuyên nghiệp của ứng viên để có thể đưa ra được những đánh giá bước đầu về ứng viên đó. Do vậy, một CV của ứng viên cần phải có thật nhiều sáng tạo trong đó. Viết CV càng ấn tượng bao nhiêu thì cánh cửa tới với công việc mơ ước của bạn sẽ càng rộng mở hơn bấy nhiêu.

Resume là gì?

Bên cạnh việc có được bản CV xin việc đơn giản nhưng thật chuyên nghiệp để có thể mở rộng cánh cửa tới với vòng phỏng vấn thì ứng viên vẫn còn cần thêm một loại lý lịch nữa là resume. Tùy thuộc vào từng vị trí việc làm mà ứng viên có thể lựa chọn resume hoặc CV để nộp cho nhà tuyển dụng. Có thể đã rất nhiều người làm nhân sự đã nghe qua về resume, nhưng đây vẫn là một định nghĩa mới dành cho những sinh viên mới ra trường. Vậy, để trả lời được resume là gì, chúng ta có thể hiểu rằng đó là một bản tóm tắt quá trình làm việc của một cá nhân bất kì. Với loại giấy tờ này, các ứng viên chủ yếu tập trung vào liệt kê các quá trình học tập, kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với vị trí ứng tuyển, người giới thiệu….. là đủ.
Khi tạo một Resume, các ứng viên cần chú ý viết nội dung một cách ngắn gọn, đầy đủ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy trình bày những kĩ năng, kinh nghiệm mà bạn đã có được ở những công việc trước đó thật chi tiết, đặc biệt là những vị trí giống như vị trí bạn ứng tuyển hoặc có những kĩ năng có liên quan tới vị trí ứng tuyển.

Điểm khác biệt giữa mẫu CV xin việc và resume

Mặc dù đều là hai bản lí lịch hệ thống lại toàn bộ quá trình học tập, làm việc của ứng viên. Tuy nhiên giữa bản CV xin việc mẫu và resume vẫn có cho bản thân những sự khác biệt nhất định. Đối với mẫu CV thường thiên về trình bày những thành tựu học vấn, thành tích trong công việc của ứng viên. Còn bản resume sẽ chủ yếu thể hiện những kĩ năng, kinh nghiệm của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Ngoài ra, một mẫu CV đẹp thật chuyên nghiệp hiện nay còn được sử dụng trong rất nhiều những mục đích khác nhau như: xin việc làm, xin học bổng du học. Cho nên, mẫu CV hiện nay phổ biến hơn rất nhiêu so với một bản resume. Mặc dù vậy, nếu như vị trí tuyển dụng mà bạn muốn nhắm tới đang yêu cầu một bản resume, hãy nêu bật được lên những kinh nghiệm làm việc mà mình đã tích lũy được trong quá trình làm việc ở những tổ chức, doanh nghiệp trước đó.


CV XIN VIỆC CẦN NHỮNG THÔNG TIN GÌ? 

Thông tin cá nhân

Ở mục này, bạn cần nói rõ những điều sau:

  • Họ và tên: Chú ý viết hoa họ và tên của bạn, không dùng biệt danh để thể hiện sự tôn trọng nhà tuyển dụng
  • Ngày tháng năm sinh.
  • Số điện thoại: Chọn số bạn thường xuyên liên lạc với mọi người
  • Link Facebook của bạn.
  • Địa chỉ email: Lưu ý địa chỉ email của bạn cũng cần phải thể hiện sự nghiêm túc, tránh trường hợp email như: chuotcon@gmail.com, girlchungthuy@gmail.com, boycodon@gmail.com,...nghe rất trẻ con đúng không?
  • Chỗ ở hiện tại: Nêu nơi ở hiện tại của bạn, nghiên cứu kỹ về khoảng cách từ chỗ bạn ở tới công ty trước khi muốn nộp CV xin việc vào một vị trí tại công ty nào đó.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng về công việc của bạn trong tương lai cùng với lộ trình cụ thể bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu đó. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc, bạn cần trình bày đủ cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn có thể tham khảo bài viết mục tiêu nghề nghiệp của chúng tôi, bài viết sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc.

Trình độ học vấn

Ở mục này, bạn cần nêu rõ về những yếu tố sau:

  • Trường đại học/ cao đẳng,... bạn đã theo học.
  • Chuyên ngành bạn theo học.
  • Bằng cấp/ chứng chỉ bạn đạt được trong suốt thời gian học, loại bằng mà bạn nhận được, điểm tích lũy GPA.
  • Các khóa đào tạo bên ngoài trường học bạn tham gia và những chứng chỉ đạt được.
Một lời khuyên nhỏ dành cho bạn ở phần này, được đúc kết từ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm của cv 365:
"Tiếp đến là thông tin về trình độ học vấn của người ứng viên. Tại phần này, các bạn cần phải trình bày rõ ràng các nội dung: tên trường, chuyên ngành theo học, xếp loại tốt nghiệp, học lực và thậm chí còn đưa cả điểm trung bình vào CV. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý được các nhà tuyển dụng đưa ra lời khuyên về cách viết CV xin việc kế toán, vì những con số sẽ thể hiện rõ khả năng tiếp nhận công việc của ứng viên chuyên ngành kế toán."

Kinh nghiệm làm việc

Có thể nói đây là một trong số những mục quan trọng nhất của CV xin việc làm bởi nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên dày dặn kinh nghiệm làm việc thực tế. 
Với một ứng viên nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nhà tuyển dụng không cần mất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo lại trước khi bắt đầu công việc, ứng viên đó sẽ nhanh chóng nắm bắt và vào guồng công việc nhanh hơn một người chưa có kinh nghiệm. 
Khi trình bày về kinh nghiệm làm việc, bạn cần nêu rõ công ty bạn từng làm, cụ thể là làm tại vị trí và khoảng thời gian nào. Đặc biệt, bạn cần nêu rõ những công việc bạn từng làm tại vị trí trước đó, và qua mỗi công việc thì bạn học hỏi được những kinh nghiệm và rút ra điều gì. 

Ví dụ:

Tôi đã từng làm việc tại công ty ABC với vị trí phiên dịch viên, thời gian từ 2/2018- 3/2019. Tại vị trí này, tôi chịu trách nhiệm về phiên dịch trong các buổi họp, gặp mặt của cấp trên với đối tác nước ngoài. Tôi luôn tích cực trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ cũng như văn hóa để đáp ứng tối đa yêu cầu công việc và học hỏi rất nhiều điều từ công việc của mình.

Ngoài ra, bạn nên cho thêm phần liên hệ, tức là số điện thoại hoặc email của người người tham chiếu (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng quản lý bạn tại công ty cũ,...). Điều gì đảm bảo rằng những thứ bạn nói đều chính xác, nhà tuyển dụng nếu muốn xác nhận thông tin thì sẽ liên hệ trực tiếp với người tham chiếu bạn cung cấp. 

Ở mục này, bạn cũng cần nêu ra các dự án mà bạn từng làm, kết quả của dự án đó. Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí biên dịch thì bạn có thể nêu ra vai trò của bạn trong dự án, những dự án bạn đảm nhiệm, tác phẩm, thành quả của mình, và nếu nội dung của bạn được đăng tải trên mạng thì bạn nên đính kèm link vào mục này nhé.

Kỹ năng 

Ở phần này, bạn cần đưa ra những kỹ năng của bản thân đã tích lũy qua một quá trình học tập và rèn luyện: kỹ năng giao tiếpkỹ năng tin học, kỹ năng quản lý thời giankỹ năng thuyết trìnhkỹ năng giải quyết vấn đề... và chấm điểm cho từng kỹ năng. Tùy thuộc vào từng kỹ năng bạn tự đánh giá bản thân kỹ năng đó hiện tại mình đang như thế nào. Đánh giá kỹ năng trên CV xin việc như là 1 cách gián tiếp bạn giúp nhà tuyển dụng hiểu được kỹ năng của bạn hiện tại năng lực đó như thế nào. 

Trình độ ngoại ngữ

Với một cv xin việc thiết kế đẹp và ấn tượng, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, nếu bạn là một ứng viên có nhiều kinh nghiệm, giỏi kiến thức chuyên môn mà lại có một trình độ tiếng Anh xuất sắc thì nhà tuyển dụng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

Sở thích cá nhân

Tại sao cần cho mục sở thích cá nhân vào CV xin việc của bạn? Sở thích sẽ tạo lên màu sắc cho CV xin việc, nó phần nào thể hiện thói quen, lối sống của bạn là tích cực hay tiêu cực, cho thấy tính cách của bạn. Đặc biệt nếu sở thích của bạn ảnh hưởng tích cực tới công việc bạn ứng tuyển thì thật tuyệt vời đúng không? Ví dụ như bạn ứng tuyển vào vị trí hướng dẫn viên du lịch mà sở thích của bạn là phiêu lưu, đi tới những vùng đất lạ, khám phá, học hỏi những điều mới mẻ thì bạn đã đang ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó.


Hoạt động

Trong phần này, bạn hãy nêu ra tất cả những hoạt động bạn từng tham gia để thể hiện bản thân là người năng động, nhanh nhẹn, thích tham gia các sự kiện, chương trình, hoạt động của tổ chức, bạn có nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ... Những hoạt động trong phần cv sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng khi ở vòng lọc hồ sơ

Giải thưởng

Nếu trong quá trình học bạn có tham gia cuộc thi gì thì bạn cần nêu ra đầy đủ, kèm theo giải thưởng bạn đạt được trong cuộc thi đó. Ví dụ tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học,...

Đó là 8 mục thông tin cần thiết bạn có thể ghi trong 1 cv ứng tuyển. Để làm nổi bật hơn với các ứng viên khác. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ có một số mẹo giúp bạn tỏa sáng với nhà tuyển dụng

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • 31 massage cao thắng
  • Liên hệ quảng cáo