Vật Lý lớp 9 Đoạn mạch nối tiếp Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vậy đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp thì Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trên đoạn mạch nối tiếp này được tính như thế nào? Điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp1. Điện trở tương đương - Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước. 2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2 * Câu C3 trang 11 SGK Vật Lý 9: Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđcủa đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là Rtđ = R1 + R2. * Hướng dẫn giải Câu C3 trang 11 SGK Vật Lý 9: - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 - Ta có: U = U1+ U2 = I1.R1 + I2.R2 = I.(R1 + R2) (vì I = I1 = I2, tính chất đoạn mạch mắc nối tiếp) - Mà U = I.Rtđ ⇒ I.(R1 + R2) = I.Rtđ - Chia hai vế cho I ta được Rtđ = R1 + R2 (Đpcm). • Lưu ý: Ampe kế, dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện,nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch mắc nối tiếp. https://soanbaitap.com/giai-bai-tap-vat-ly-9Thông tin Mail: soanbaitaponline@gmail.com Website: https://soanbaitap.com Social https://hearthis.at/soanbaitapjsc/ https://issuu.com/soanbaitap https://profile.hatena.ne.jp/soanbaitap/ https://qiita.com/soanbaitap https://slides.com/soanbaitapjsc Xem thêm http://kietlytuankiet.name.vn/xemchude/397/soan-van-lop-8-soanbaitap-com-nho-rung.html http://muachung.hoichoonline.vn/xemchude/516/Soạn-văn-lớp-9-soanbaitapcom-Khởi-ngữ.html |