Bạn có biết cách trình bầy trình bày phần “Mục tiêu nghề nghiệp” như thế nào, nó có cần thiết hay không sẽ trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Một cách đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp là một vài dòng nói về định hướng, mục đích, kết quả mong muốn trong nghề nghiệp của bản thân; xuất hiện trong phần đầu CV giúp nhà tuyển dụng (NTD) hiểu rõ hơn về bạn. Tuy nhiên phần mục tiêu nghề nghiệp (career objective) còn có thể được biến tấu thành Career Summary, Career Profile hay Executive Summary và nhiều cái tên khác. Và có một sự thật là nếu bạn viết Summary (tóm tắt) vào đầu CV sẽ có giá trị hơn là chỉ viết mỗi Objective (mục tiêu nghề nghiệp) rập khuôn và sáo rỗng.
Một nguyên tắc rất hữu ích được CV xin việc 365 chỉ ra như sau:
“Thực chất, phần mục tiêu nghề nghiệp không cần phải trình bày cao siêu, bạn chỉ cần thể hiện một cách đơn giản, ngắn gọn, nêu được những mục tiêu phát triển bản thân ngắn hạn và dài hạn. Nhưng, chớ dừng lại ở những mục tiêu dành riêng cho bản thân mình như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao về bạn và cho rằng mục tiêu của bạn sẽ chẳng thể giúp ích được gì cho con đường phát triển của công ty. Chính vì thế, bạn cần phải thể hiện được cả mục tiêu của bản thân gắn liền với mục tiêu phát triển chung của công ty mới mong làm hài lòng nhà tuyển dụng.” (Theo nguồn: Timviec365.vn).
Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể dùng để bắt đầu bản CV cho bản thân.
CÁCH 1. SALE BẢN THÂN
Nếu các bạn đọc kĩ, cách viết này khác hẳn với Summary ở Cách 1. Nếu như cách 1 để giới thiệu về ngành nghề đã làm, tính cách, vị trí làm việc thì Cách 2 này nói luôn về việc bạn đã làm được gì, kết quả ra sao. Bây giờ những CV liệt kê kinh nghiệm đang trở nên nhàm chán, nếu bạn nói luôn về giải pháp thì biết đâu sẽ gây ấn tượng hơn.
Chẳng hạn, “Quản lý kinh doanh tại công ty phần mềm, thúc đẩy doanh thu; góp phần vào 30% doanh thu của cả công ty; tăng doanh thu nhờ xác định rõ nhu cầu khách hàng, đưa ra giải pháp và thiết lập các sản phẩm có thể giải quyết nhu cầu của khách hàng…”
CÁCH 2. GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN NGAY TỪ KHI VÀO ĐỀ.
“Người lên chiến lược truyền thông – marketing cho các nhãn hàng. Với 7 năm kinh nghiệm tại một công ty Startup, nhiều công ty truyền thông lớn và một agency; điều này giúp tôi có đủ hiểu biết và có cái nhìn khách quan cho các vấn đề. Là người có nhiều ý tưởng sáng tạo, có tinh thần làm việc nhóm và cống hiến hết mình cho công ty.”
Ở trên là một ví dụ của việc viết Summary. Bạn để ý tới những gì đầu tiên? Bạn có thấy các từ khoá “chiến lược truyền thông – marketing”, “7 năm kinh nghiệm”… Chỉ cần đọc lướt qua, nhà tuyển dụng cũng có thể biết đây là một người rất kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, và chắc chắn sẽ mong muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm trong CV.
CÁCH 3. VIẾT NGẮN THÀNH CÁC GẠCH ĐẦU DÒNG.
Sử dụng gạch đầu dòng là cách làm khá phổ biến được nhiều người lựa chọn. Lợi thế của việc viết thành các gạch đầu dòng là giúp cho nhà tuyển dụng đọc nhanh hơn, scan dễ dàng hơn. Ngoài ra vì Summary nhìn ngắn hơn nên CV sẽ gọn gàng hơn nữa.
Một lời khuyên cuối cùng, hãy đọc thật kỹ tin tuyển dụng, suy nghĩ xem NTD cần kỹ năng gì và viết phần Summary xoay quay kỹ năng đó để thu hút sự chú ý từ người đọc. Bạn có thể sử dụng 3 ví dụ trên, sửa lại câu từ để phù hợp hơn với bản thân.