Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

 
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Giá Bán: Liên hệ

Thông Tin Sản Phẩm

Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề phức tạp ở Việt Nam hiện nay. Không chỉ là những tranh chấp về hợp đồng mua bán, tặng cho hay góp vốn mà còn là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Vì quyền sử dụng đất được xem là loại di sản đặc biệt hơn so với các loại di sản khác, nên việc giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế cũng gặp những khó khăn. 

Câu hỏi: Sinh thời, cha mẹ tôi có tạo lập một mảnh đất và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cha mẹ có 2 người con: tôi và anh C. Cha qua đời sớm, không để lại di chúc. Sau này, vì già yếu nên mẹ cũng qua đời nhưng có di chúc giao đất cho tôi quản lý và sử dụng vì tôi là người sống chung với cha mẹ bấy lâu nay. Di chúc có UBND xã chứng thực. Tại thời điểm lập di chúc, mẹ bị tai biến nhưng còn minh mẫn, sáng suốt, di chúc được ghi theo nguyện vọng của mẹ, trong di chúc có chữ ký và chữ viết của mẹ. Khi anh C trở về thì đòi lại mảnh đất đó vì cho rằng mình là con trai trưởng trong nhà. Anh C cho rằng không có giấy khám sức khỏe và không có người làm chứng nên không đồng ý về di chúc. Anh C muốn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Cho tôi hỏi anh C có thể khởi kiện để yêu cầu chia lại mảnh đất của cha mẹ không?

1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế trong tranh chấp

Trường hợp 1: Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cha mẹ đứng tên.

Trên tinh thần Nghị quyết 02/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình thì việc xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế như sau:

“Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản”.

Như vậy, trong trường hợp đất do cha mẹ tạo lập và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của cha mẹ là di sản thừa kế trong tranh chấp đất đai thừa kế. Việc anh C yêu cầu khởi kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất có cơ sở chấp nhận. 

Trường hợp 2: Đất do cha mẹ tạo lập nhưng vì chị là người sống chung và chăm sóc cha mẹ nên đất do chị đứng tên. 

Trên cơ sở quy định trên thì giấy tờ minh chứng không mang tên của cha mẹ chị nên quyền sử dụng đất không được xem là di sản thừa kế của ông bà. Theo đó, nếu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là không có cơ sở.

Tuy nhiên mục II.1.2 Nghị quyết 02/2004 thể hiện: “Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế”. 

Ở đây rõ ràng xét về nguồn gốc đất là của cha mẹ chị tạo lập, vì vậy có thể đưa ra một số loại giấy tờ khác để chứng minh việc tạo lập của ông bà. Việc chị đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là mang tên) có dựa trên các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cha mẹ với chị thông qua các hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế hay không? Nếu việc mang tên không dựa trên các căn cứ nêu trên thì việc mang tên không có giá trị pháp lý và việc mang tên đó sẽ không là cơ sở để phát sinh quyền sử dụng hợp pháp đối với chị và cần coi mảnh đất trên vẫn thuộc quyền sử dụng của cha mẹ chị để làm di sản phân chia thừa kế trong tranh chấp đât đai thừa kế.

2. Tính hợp pháp của di chúc thừa kế quyền sử dụng đất

Về hình thức, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 

Di chúc được lập thành bằng văn bản theo Điều 628 BLDS 2015 bao gồm:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Như vậy, trường hợp di chúc không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc, đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu về nội dung của di chúc. 

Đối với di chúc của người mẹ, về hình thức di chúc được lập thành văn bản được UBND xã chứng thực, phù hợp với quy định tại điều 636 Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra, di chúc được ghi lại theo nguyện vọng của mẹ và có chữ viết cũng như chữ ký của mẹ nên di chúc về thừa kế quyền sử dụng đất là hợp pháp.

3. Giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Đất là của cha mẹ chị tạo lập trong thời kỳ hôn nhân nên theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đây là tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận thì tài sản chung được chia đôi. 

Trường hợp 1: Khi người cha mất không để lại di chúc

Căn cứ theo Điều 650 BLDS 2015, ½ mảnh đất của người cha sẽ được áp dụng chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó căn cứ Điều 651 BLDS 2015, người mẹ, chị, anh C thuộc hàng thừa kế thứ nhất (Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) nên mỗi người sẽ được 1/3 phần diện tích đất thuộc sở hữu của người cha.

Trường hợp 2: Người mẹ qua đời để lại di chúc.

Trường hợp di chúc của người mẹ là hợp pháp nên áp dụng theo di chúc thì toàn bộ phần đất thuộc sở hữu của người mẹ được thừa kế cho chị. Vì thế, chị có quyền sở hữu đối với phần đất đó nhưng không phải là toàn bộ mảnh đất nên anh C có quyền yêu cầu chia lại di sản thừa kế quyền sử dụng đất. 

Trên đây là một số phân tích cơ bản của chúng tôi đối với vấn đề liên quan đến việc Tranh chấp đất đai thừa kế. Tuy nhiên đây chỉ là các hướng dẫn cơ bản theo quy định pháp luật, trong từng trường hợp cụ thể thì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Để biết thêm chi tiết Chị vui lòng tham khảo các bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Trân trọng!

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật của chúng tôi.

Sản Phẩm Khác
Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • 31 massage cao thắng
  • giò chả phú duy
  • Liên hệ quảng cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp