Để quyết định được quảng cáo của mình hiển thị ở đâu để tối ưu nhất quả thực không hề dễ dàng. Trong đó, chỉ số CPR đóng vai trò vô cùng quan trọng tới việc hỗ trợ chọn vị trí chạy Ads chuẩn xác nhất. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu xem CPR trong Marketing là gì nhé.
CPR trong Marketing là gì?
CPR được viết tắt cho cụm từ “Cost Per Rating Point” - thuật ngữ lập kế hoạch quảng cáo và truyền thông, thước đo chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra thông qua một quảng cáo cụ thể. Nó được hiểu là chi phí cho mỗi điểm đánh giá hoặc chi phí để mua 1% rating người xem.
Giống với CPP - chi phí quảng cáo phải trả cho mỗi một rating. CPR giúp nhà quảng cáo tính toán chi phí đối với các đối tác nhận quảng cáo. Và hỗ trợ chọn ra phương tiện truyền thông phù hợp nhất cho sản phẩm của mình.
Nhà quảng cáo sẽ đo lường hiệu quả từ lượng người tiếp cận cho mỗi một phương tiện truyền thông. Chẳng hạn như: Sóng truyền hình, báo chí, đài phát thanh,... Nhờ vào việc thực hiện các khảo sát khác nhau về thói quen tiêu dùng của khách hàng. Sau đó, CPR sẽ đánh giá điểm xếp hạng để quyết định nên chọn phương tiện, vị trí và thời gian quảng cáo như thế nào phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm: Top phần mềm quản lý Fanpage - Công cụ tuyệt vời giúp bạn quản lý, đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Bạn đã thử chưa?
Vai trò của CPR đối với Marketing
Đối với Marketing, CPR như một chuyên gia tiếp thị và phân tích số liệu với nhiệm vụ tìm ra vị trí đặt quảng cáo thích hợp đối với mỗi một chiến dịch quảng cáo. Chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh sản phẩm là máy tập thể dục. Từ rất nhiều những khảo sát thực tế được thực hiện, CPR sẽ cho biết quảng cáo trên phương tiện nào thì tối ưu và hiệu quả nhất.
CPR còn hỗ trợ xác định số chi phí hợp lý phải bỏ ra để chi cho một vị trí nào đó. Cho phép bạn lập ngân sách truyền thông hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những chiến dịch tốn kém và quy mô lớn như quảng cáo trên truyền hình.
Như đã nói ở trên, CPR cho biết số tiền cần chi tiêu để tiếp cận đối tượng mục tiêu trên các nền tảng thông tin khác nhau. Tức là CPR cho phép bạn so sánh chi phí và hiệu quả của các phương tiện, vị trí và các chiến dịch khác nhau.
Bạn có biết: Phần mềm quản lý bình luận - công cụ tuyệt vời giúp bạn xử lý, kiểm soát tương tác toàn diện, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Cách tính CPR
Trước tiên, bạn phải xác định được một số yếu tố như: Quy mô của thị trường muốn tiếp thị, tổng ngân sách, độ lớn của nhóm đối tượng mục tiêu, thời gian thực hiện chiến dịch quảng cáo, trang web hoặc báo chí.
CPRP = Tổng chi phí của chiến dịch / Điểm xếp hạng gộp
Vì không tìm được phạm vi tiếp cận của một chiến dịch quảng cáo bằng cách dựa vào số lượng cá nhân chính xác. Các nhà phân tích và hoạch định truyền thông phải xem xét thông qua điểm xếp hạng để đưa ra được con số trung bình.
Cùng đi vào một ví dụ cụ thể để hiểu hơn về cách tính CPR trong Marketing nhé.
Chẳng hạn bạn muốn quảng cáo ở một đài truyền hình địa phương với độ tiếp cận là 10 triệu khán giả. Nếu đánh giá của đài truyền hình này là 10% lượng khán giả trong số này theo dõi một chương trình nhất định. Có nghĩa là chương trình đó sẽ thu hút được 1 triệu người xem. Nếu sử dụng một quảng cáo với ngân sách là 5 triệu đô la thì CPR cho quảng cáo này sẽ là 500 nghìn đô la. Bởi nó đạt 10 điểm xếp hạng từ thị trường.
Con số này đã được các chuyên gia Marketing tính toán đến phần lãng phí, khi có những khán giả cảm thấy khó chịu, không thích hoặc không quan tâm đến nội dung quảng cáo.
Click xem ngay: Làm sao để quản lý fanpage hiệu quả? Chiến thuật “triệu like” đến từ những nhà kinh doanh thành công.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong về CPR trong Marketing là gì? Hy vọng bài viết đã cho bạn thấy được tầm quan trọng của CPR trong một chiến dịch quảng cáo và có thể giúp ích cho hoạt động kinh doanh của mình.