8 cách hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ nhỏ
Sốt là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ. Cách hạ sốt ở trẻ khác nhau hoàn toàn so với người lớn. Bài viết sau đây chia sẻ cho chúng ta biết thêm về 8 cách hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ nhỏ
1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt
1.1 Nhiễm trùng
Sốt là do cách mà cơ thể của bé chiến đấu với nhiễm trùng bằng việc kích thích cơ thể phòng chống tự nhiên. Phần lớn, bé bị sốt là do nhiễm trùng hoặc mắc một số bệnh nào đó
1.2 Hệ miễn dịch kém
Ở bé sơ sinh hệ thống miễn dịch kháng thể nhờ dòng sữa mẹ, nhưng sẽ suy giảm nhanh sau khi ra tháng và bé cai sữa. Chính vì thế bé thường xuyên mắc bệnh cho miễn dịch kém,nên việc bổ sung các loại vitamin, các khoáng chất ...để tăng cường hệ miễn dịch cho bé là vô cùng quan trọng. Bổ sung từ trong sữa là cách làm hiệu quả nhất.
Đặc biệt là khi lựa chọn sữa, mẹ bỉm nên chọn các dòng sữa có thương hiệu, uy tín và chất lượng để hỗ trợ tốt hệ miễn dịch cho bé.
Sữa Aptamil Anh đáp ứng được điều đó, các nguồn dinh dưỡng có trong sữa Aptamil giúp tăng cường hệ miễn dịch ở bé, góp phần tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ. Khi bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, mẹ có thể yên tâm tạo điều kiện cho trẻ tự do khám phá môi trường xung quanh.
1.3 Tiêm chủng
Tiêm chủng cũng là cách làm tăng sức đề kháng cho con. Nhưng sau khi tiêm, trẻ nhỏ phản ứng với thuốc sẽ thỉnh thoảng sốt nhẹ. Mẹ bỉm cần dùng khăn ấm chườm và lau vùng nách, bẹn… hỗ trợ cho con được hạ nhiệt tốt hơn.
1.4 Mọc răng
Mọc răng cũng khiến cho bé bị sốt, trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Thân nhiệt của bé sẽ cao hơn khoảng 37-38 độ. Còn nếu nhiệt độ 38 độ trở lên, đó là do bé bị một bệnh lý khác, chứ không phải do mọc răng.
Mẹ nên tham khảo thêm những cách hạ sốt cho trẻ mọc răng để học hỏi thêm những kinh nghiệm hạ sốt cho bé
1.5 Một số bệnh lý khác
Nếu bé sốt cao, sốt nóng lạnh là do bé mắc một số bệnh khác như: viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Trẻ thường sốt cao và mệt mỏi. Các mẹ nên hạ sốt nhanh cho trẻ và đưa vào bệnh viện khám.
2. Biểu hiện khi trẻ bị sốt
Sau đây là các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt:
- Thân nhiệt bé cao hơn 38 độ C
- Trẻ sốt tay chân lạnh, đổ mồ hôi nhiều
- Thở gấp
- Mắt lờ đờ
- Bỏ bú, chán ăn
- Ngủ li bì
Khi có những biểu hiện trên, mẹ nên đo thân nhiệt cho trẻ và xử lý bệnh kịp thời.
3. Tổng hợp 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ và an toàn tại nhà hiệu quả
Chắc chắn nhiều mẹ sẽ hoảng loạn và lo lắng không biết phải làm gì khi trẻ bị sốt. Sau đây là những cách giúp mẹ tham khảo thêm và thực hành khi gặp tình trạng này
3.1 Tắm nước ấm để hạ sốt cho trẻ
Chuyên giá chăm sóc sức khỏe trẻ em cho rằng “tắm nước ấm” là biện pháp hạ sốt nhanh cho bé. Mẹ pha nước ấm tầm 38 độ C, mẹ nên dùng nhiệt kế đo cho chuẩn, tránh quá nóng, tắm trong phòng kín gió, sau khi tắm xong phải lau cơ thể bé thật khô bằng khăn lông hút ẩm tốt nhất.
Không nên tắm nước lạnh, vì ngoài việc bé sẽ bị sốc nhiệt ra, cơ thể bé sẽ bị hạ nhiệt khi gặp lạnh sau đó sẽ khiến bé lạnh run người, điều đó khiến bé sẽ bị sốt cao hơn
3.2 Cho trẻ uống thật nhiều nước
Sốt cao dẫn đến tình trạng mất nước, khi sốt bé sẽ chán ăn bỏ bú, nhưng các mẹ cố gắng khuyến khích các con nạp thêm nhiều chất lỏng như : nước trái cây, sữa, súp, trà thảo dược…
Ngoài ra các mẹ cũng nên chế biến các món ăn dặm cho con cảm thấy ngon miệng và lấy lại sức đề kháng.
3.3 Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em
Bạn nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi con mệt mỏi, ngủ li bì, thân nhiệt lên 38 độ C. Dùng thuốc dạng gói bột hòa tan hoặc siro cho dễ dàng sử dụng. Lưu ý liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác nhau. Mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
3.4 Quần áo trẻ khi sốt nên rộng rãi, thoải mái
Trẻ sốt nhưng vẫn chơi đùa bình thường, ăn uống ko bỏ bữa thì mẹ không cần dùng đến thuốc hạ sốt cho trẻ. Cho bé mặc đồ rộng rãi thoải mái để giảm bớt nhiệt độ cơ thể.
3.5 Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm mát
Chườm mát là cách hạ sốt thông dụng nhất mà ông bà ta ngày xưa hay làm. Dùng một chiếc khăn bông nhỏ hoặc khăn gạc làm lạnh. Sau đó chườm lên trán hoặc sau gáy bé trong vài phút, tiếp tục thực hiện cho đến khi nhiệt độ trẻ giảm còn 37 độ C
3.6 Cho bé nằm nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Khi được nghỉ ngơi, cơ thể bé sẽ chữa lành những tổn thương do bệnh gây ra hay vì những hoạt động khác
3.7 Nước muối sinh lý
Đây cũng là một cách hạ sốt cho bé hiệu quả. Mẹ có thể tự tay chuẩn bị tại nhà : dùng ¼ muỗng cà phê muối hòa tan với 230ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối hòa tan hết vào nước. Nếu mẹ không có thời gian hãy mua nước muối sinh lý tại các quầy thuốc tây. Mỗi lần dùng nước muối, nhỏ vào mỗi bên mũi 2-6 giọt. Cách này giúp con hạn chế tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi làm bé khó chịu
3.8 Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng
Khi trẻ bị bệnh, cơ thể trẻ rất yếu ớt, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Nên việc bổ sung cho con đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.
Bổ sung thêm các vitamin có trong trái cây rau củ như: cam, quýt, chanh,... hỗ trợ cho bé tăng sức đề kháng.
Ngoài ra phòng bệnh và chữa bệnh tốt nhất đó là uống sữa. Sữa phải được mẹ chọn lựa kỹ những dòng sữa uy tín chất lượng, đảm bảo an toàn cho bé. Sữa Aptamil Anh gợi ý thêm cho các mẹ tham khảo. Aptamil Anh tổng hợp nhiều vitamin, chất khoáng, men vi sinh...tất cả đều giúp con tạo nên một hàng rào chắc chắn bảo vệ con khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại
4. Những điều tránh làm khi bé bị sốt
Ngoài những việc làm hạ sốt trên, mẹ cần tránh những điều sau đây để giúp con hạ sốt hiệu quả hơn
Không cho trẻ nằm trong phòng quá bí hơi, tù túng, ngạt oxy
Không cho trẻ mặc áo quần nhiều lớp, làm cho nhiệt độ nóng trong cơ thể trẻ không tỏa ra được
Không nên nặn chanh vào miệng, vào mắt, sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được y khoa kiểm chứng khi trẻ bị sốt cao
Kết hợp nhiều thuốc hạ sốt cho bé uống