BỆNH RÒ LUÂN NHĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ? CÁCH TRỊ BỆNH

 
BỆNH RÒ LUÂN NHĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ? CÁCH TRỊ BỆNH

BỆNH RÒ LUÂN NHĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ? CÁCH TRỊ BỆNH

Giá Bán: 7,000,000đ

Sản Phẩm Khuyến Mãi
< >
Thông Tin Sản Phẩm

Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh đặc trưng bởi lỗ rò trước vành tai, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt. Lỗ rò này thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai. Nếu lỗ rò này đi quá sâu vào bên trong, bám vào sụn sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì,có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào bạn đọc đừng bỏ qua bài viết này. 

TRIỆU CHỨNG CỦA RÒ LUÂN NHĨ

  • Lỗ rò luân nhĩ bé bằng đầu tăm trên da khi bị viêm nhiễm thì sưng, đau.
  • Có thể bị tắc và gây ra cảm giác ngứa, khó chịu.
  • Tiết ra chất bã đậu (do sờ gãi, bóp nặn), rỉ dịch màu trắng, có mùi hôi.
  • Chỗ rò phình ra, tạo thành nang.


NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH LÝ RÒ LUÂN NHĨ

Rò luân nhĩ là do khe mang thứ nhất không được khép hoàn toàn trong thời kỳ phôi thai. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đó chính là một loại bệnh về nhiễm sắc thể. 

Bệnh lý này thường có những dấu hiệu, triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện một lỗ nhỏ ở một hoặc cả hai bên tai. Đường rò là ống rất nhỏ, có miệng ở phía trước bên trên cửa tai, chui ngầm vào trong rễ vành tai. Lỗ rò có thể nông hoặc sâu, dài hoặc ngắn khác nhau (từ vài mm đến 3cm), có thể một nhánh hoặc nhiều nhánh.
  • Đau, sưng, mẩn đỏ hoặc có mủ xung quanh lỗ, tình trạng này là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm mô tế bào hoặc bị áp xe, lở loét, chảy dịch mùi hôi.
  • Xuất hiện một khối u nhỏ, không đau, phát triển ngay cạnh lỗ rò, báo hiệu u nang. U nang này làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. 

Thông thường các triệu chứng này sẽ không đồng thời xuất hiện cùng một lúc ở trẻ em. Những dấu hiệu này còn có thể gây nên những hội chứng nguy hiểm hơn như: 

  • Dái tai không đối xứng với nhau, lưỡi lớn bất thường và phía trước tai có thêm nhiều lỗ. Đây là hội chứng Beckwith-Wiedemann có liên quan tới các bệnh lý ở vùng bụng, gan và thận.
  • Cổ xuất hiện những lỗ, thính lực bị mất và có những vấn đề bất thường về thận là dấu hiệu của hội chứng Branchio-Oto-Renal. 

BỆNH RÒ LUÂN NHĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thông thường các bậc phụ huynh sẽ chủ quan khi thấy trẻ xuất hiện lỗ rò luân nhĩ bởi đây thực chất chỉ là một lỗ rất nhỏ trên vành tai. Hơn nữa bệnh lý này còn khá mới mẻ với nhiều bố mẹ. Vậy liệu bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế thì đây chỉ là một dị tật bẩm sinh và sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tất nhiên, trẻ phải được vệ sinh hàng ngày sạch sẽ ở khu vực tai cũng như lỗ trò. 

Nếu không rửa sạch sẽ, lỗ rò có thể bị ngứa, gây viêm nhiễm và bắt đầu tiết ra mủ trắng, có mùi hôi. Một số trường hợp nặng hơn sẽ bị phình to, vỡ và làm mất thẩm mỹ. 

Một tình huống khác xảy ra là trẻ sẽ bị sốt, sưng viêm và tạo thành áp xe cạnh lỗ rò. Nguy hiểm hơn là chúng có thể lan ra những vị trí khác sau tai. 

Thực chất bệnh lý này không hề gây nguy hiểm, quan trọng là bố mẹ hãy lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Với trẻ sơ sinh, hãy vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng. 


CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH RÒ LUÂN NHĨ

Việc điều trị rò luân nhĩ cần được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Bởi lẽ mỗi triệu chứng, bệnh lý của rò luân nhĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng. Các cách tiếp cận điều trị căn bệnh này như sau: 

  • Trong trường hợp lỗ rò không bị nhiễm trùng, không cần sự can thiệp của bác sĩ, phụ huynh tự vệ sinh cho con trẻ.
  • Khi lỗ rò có dấu hiệu nhiễm trùng sớm như sưng đỏ, bác sĩ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm cho trẻ.
  • Với những trường hợp nặng như áp xe, bác sĩ chọc và hút dịch từ vùng nhiễm trùng nặng. Trong trường hợp áp xe không đáp ứng với kim hút, bắt buộc phải rạch và thoát mủ ra.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đường rò tránh việc tái phát nhiễm trùng. Với phương pháp này, bác sĩ phải gây mê toàn thân và thực hiện phẫu thuật. 


Với những bé có tình trạng bệnh nhẹ, không bị sưng viêm, phụ huynh chỉ cần vệ sinh đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ dưới đây:

  • Không được nặn, bóp hoặc dùng tăm bông đưa vào sâu bên trong lỗ rò.
  • Vệ sinh vùng mang tai và xung quanh lỗ rò hàng ngày bằng nước sạch.
  • Trong trường hợp dịch nhầy tiết ra ngoài lỗ rò, phụ huynh dùng bông thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau sạch.
  • Khi bắt đầu thấy lỗ có phản ứng viêm, sưng, bố mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình điều trị đúng cách và mang lại hiệu quả nhanh. 

Trên đây là bài viết tư vấn Bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không? Cách trị bệnh. Mong rằng bạn sẽ cảm thấy hài lòng với các thông tin mà chúng tôi đem lại. Để được giải thích kỹ hơn về bệnh này, vui lòng gọi số Hotline hoặc để lại thông tin ở KHUNG CHAT dưới đây.

Chúc bạn sức khỏe!

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • Liên hệ quảng cáo
  • 31 massage cao thắng
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp