Cảm biến áp suất chân không

 
Cảm biến áp suất chân không

Cảm biến áp suất chân không

Giá Bán: 500,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Cảm biến áp suất chân không là gì ?

Chúng ta thường nghe đến các loại cảm biến áp suất khác nhau như: cảm biến áp suất khí nén, cảm biến đo mức áp suất thủy lực hay cảm biến đo lường áp suất nước, chất lỏng,…Thế có bao giờ các bạn đã nghe tới cảm biến áp suất chân không chưa nào. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau của loại cảm biến này với các loại khác nhé.

Cảm biến áp suất chân không

Cảm biến áp suất chân không

Cảm biến đo lường áp suất chân không về bản chất cũng giống như các loại cảm biến đo áp suất khác. Tuy nhiên chúng đặc biệt hơn ở chỗ khoảng áp suất có thể đo. Thông thường để đo áp suất trong các môi trường có áp suất cực cao như thủy lực và khí nén thì ta dùng loại 250bar, 400bar,…Hoặc đo các loại chất lỏng thông thường ta sẽ dùng loại 6bar, 16bar,….Tuy nhiên dòng cảm biến này sẽ đo mức áp suất trong khoảng -1 ÷ 24bar. Chúng thường gọi là cảm biến áp suất âm.

Cấu tạo của cảm biến đo áp suất chân không:

Thông thường trong một cảm biến đo áp suất sẽ được chia ra làm 4 phần:

  • Lớp màn cảm biến: đây là bộ phận quan trọng nhất trong các loại cảm biến áp suất chân không. Lớp màn này có nhiệm vụ cảm nhận mức áp suất trong môi trường cần đo. Nó sẽ biến dạng theo mức áp suất tương ứng và cho ra giá trị đo đạc được. Nó góp phần quyết định mức độ sai số, tuổi thọ sử dụng, thời gian phản hồi tín hiệu của cảm biến. Chính vì thế giá cả của cảm biến sẽ phụ thuộc vào chất liệu của lớp màn này, thường chúng sẽ được làm bằng Ceramic hay thép không gỉ (INOX),…
  • Bộ phân transmitter: đây là bộ phận có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ lớp màn cảm biến sau đó chuyển tín hiệu đó về dạng tín hiệu điện để tiện trong quá trình kết nối với các thiết bị khác. Thông thường các thiết bị truyền đi sẽ có dạng analog 4-20ma, 0-10V, 0-20mA,…
  • Lớp vỏ bảo vệ cảm biến: đây được xem như mộ lớp bảo vệ các bộ phận quan trọng bên trong để tránh bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Nên nó phải được làm bằng các loại vật liệu đặc biệt như INOX 304, INOX 316,…
  • Bộ phận tiếp điểm: đây được xem như cổng kết nối ra bên ngoài các thiết bị nhận thông tin từ cảm biến. Chúng được dùng trong việc đấu dây đến các bộ chuyển tín hiệu, bộ hiển thị áp suất hay dùng để điều khiển một quá trình nào đó trong một máy hay một dây chuyền,…Hơn hết chúng có tiêu chuẩn bảo vệ IP65, IP66, IP67,…

Các thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất chân không:

Cảm biến đo lường áp suất âm sẽ có các thông số kỹ thuật như sau.

  • Model: mã sản phẩm là D2415
  • Xuất xứ: JSP – Cộng Hoà Séc.
  • Các dãy đo: có thể tùy chọn trong các dãy đo như -1÷0 bar, -1÷3 bar, -1÷5 bar, -1÷24 bar,…
  • Lớp màng cảm biến: INOX 316 hay Ceramic tùy vào giá cả.
  • Kết nối: thông qua ren kết nối dạng 13mm theo chuẩn G1/4 = 13mm hoặc G1/2 = 21mm
  • Khả năng chịu quá áp: có thể chịu quá áp lên đến 1,5 lần áp suất cho phép của cảm biến.
  • Chịu nhiệt: cảm biến có khả năng chịu nhiệt trong khoảng -40÷85°C.
  • Thời gian phản hồi: tín hiệu được phản hồi trong 10ms

Phone – Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)

Mail: An.nguyen@bff-tech.com

Xem chi tiết bài viết cảm biến áp suất chân không

Các bài viết liên quan:

Cảm biến áp suất 0-60bar

Cảm biến đo áp suất

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy
  • 31 massage cao thắng
  • Liên hệ quảng cáo