Bé bị hăm tã luôn là vấn đề khiến các ông bố bà mẹ phải đau đầu. Cùng Bepanthen Balm điểm ngay top 8 mẹo giúp bé không bị hăm tã quấy rầy nhé!
Hăm tã là gì?
Hăm là chứng bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ, thường xuất hiện tại khu vực da tiếp xúc với tã. Thông thường khi bé bị hăm tã, các lớp da tại vùng tiếp xúc với tã sẽ đỏ ửng, nặng hơn có thể bị nứt nẻ, đóng vảy và còn có thể dẫn đến tới mưng mủ.
▶Nguyên nhân gây hăm tã
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm tã. Nguyên nhân thường gặp nhất chính là do thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài hoặc do cọ xát quá mức mẹ không vê sinh và thay tã thường xuyên cho bé, gây ra hiện tượng tấy đỏ, ngứa ngáy. Da của bé vốn rất nhạy cảm, nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời, lớp da sẽ viêm, đau, gây khó chịu cho bé. Còn nếu trường hợp mẹ dùng tã vải, có khả năng bé bị hăm tã là do da phản ứng với các hóa chất trong bột giặt quá trình giặt giũ.
Vùng da đỏ ửng thường lần các nếp gấp, bắt đầu từ hậu môn, sau đó lan ra mông và đùi của bé. Da bé xuất hiện các ban đỏ, đốm đỏ, trong trường hợp nặng có thể sưng tấy, . . làm bé khó chịu, đặc biệt khi bé đi vệ sinh. Hăm tã ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình sinh hoạt của bé như kém ăn, quấy nhiều, ít ngủ.
8 mẹo phòng tránh bé bị hăm tã
▶1. Vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên cho bé
Nguyên nhân chính gây hăm chính là từ tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu trong bỉm tã, vì vậy để ngăn chặn bé bị hăm tã thì điều mẹ cần làm chính là phải vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên cho bé.
Nếu trường hợp bé tè dầm thì hoặc đi ngoài thì mẹ nên thay sớm nhất có thể. Hiện nay trên thị trường có những loại tã có vạch báo, rất tiện lợi cho mẹ khi chỉ cần quan sát vạch màu là biết khi nào tã cần được thay.
Mỗi lần thay tã, mẹ nên chú ý phải rửa sạch sẽ khu vực đóng bỉm và vùng kín của bé bằng nước ấm sạch rồi lau khô bằng khăn bông. Lúc rửa mẹ phải rửa nhẹ nhàng, tránh làm đau hoặc làm trầy xước da bé.
2. Chọn tã chất lượng tốt
Để bé không bao giờ bị hăm tã thì khi chọn tã mẹ cần hết sức lưu ý, chỉ nên chọn các loại tã chất lượng tốt và size phải vừa với bé. Nếu tã quá rộng sẽ khiến nước tiểu, nước phân chảy ra ngoài; ngược lại, tã chật quá có thể làm da bé bị trầy xước, cả 2 trường hợp đều có thể khiến bé bị hăm tã. Ngoài ra mẹ cũng cần chọn tã mềm mịn, tính thấm hút tốt để không gây ra kích ứng cho da bé. Các tã có kèm chất tạo hương, tạo mùi có thể khiến bé dễ bị kích ứng hơn.
▶3. Tạm ngừng đóng tã/bỉm khi bé có dấu hiệu bị hăm
Việc này nên làm ngay khi phát hiện bé có những triệu chứng ban đầu của hăm tã như mông đỏ ửng,... mẹ nên tháo bỏ bỉm, tã. Để vùng mông của bé thông thoáng sẽ tránh tình trạng hăm da không bị lan rộng.
4. Loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi thực đơn cho bé
Có thể mẹ chưa biết, ngoài nguyên nhân trực tiếp như bỉm tã thì một số thực phẩm trong bữa ăn cũng có thể là nguyên nhân gây hăm tã cho bé như cà chua, cam, việt quất,…Những loại quả này có thể làm phân và nước tiểu của bé có tính acid cao hơn và gây khó chịu. Nếu sau khi ăn những loại quả này và có dấu hiệu bị hăm tã, mẹ phải loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn cho đến khi bé lành hăm tã.
▶5. Giữ da bé khô thoáng
Mẹ nên ghi nhớ là da của các bé cực kỳ nhạy cảm. Muốn bé không bao giờ bị hăm tã bắt buộc phải giữ cho da bé luôn khô thoáng. Mỗi khi cho bé tắm xong, mẹ hãy dùng chiếc khăn sạch và khô để nhẹ nhàng lau vùng mặc tã cho bé nhé.
6. Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc dễ gây kích ứng
Khi bé có dấu hiệu bị hăm, mẹ nên ngừng ngay sử dụng các sản phẩm chứa thành phần hóa học hay chất tạo mùi như như sữa tắm, kem dưỡng hay thậm chí là tã bỉm. Đây là những tác nhân có thể khiến hăm tã nặng hơn. Tốt nhất mẹ nên thay thế chúng bằng các sản phẩm lành tính từ thiên nhiên hoặc có thể ngừng sử dụng một thời gian.
7. Sử dụng khăn lau sạch, mịn cho bé
Bé cần được vệ sinh thường xuyên. Nếu mẹ hay sử dụng khăn lau cho bé, hãy chọn những loại khăn mịn và sạch. Giặt sạch khăn và thay khăn thường xuyên sẽ giảm bớt nguy cơ bé bị hăm tã đấy. Áo quần của bé cũng nên được làm từ vải cotton thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn.
8. Sử dụng các loại kem làm lành hăm cho bé
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh, làm dịu và bảo vệ mông của trẻ sơ sinh bị kích thích. Mẹ nên tìm hiểu thật kỹ, chọn các sản phẩm có thành phần an toàn, không kháng sinh, không chất sát khuẩn, không hương liệu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn sản phẩm có chứa pro-vitamin B5 giúp làm lành hăm tã, bảo vệ và ngừa kích ứng da cho bé mẹ nhé.
Trên đây là tổng hợp 10 mẹo phòng tránh bé bị hăm tã được các mẹ truyền tai bảo nhau. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và có bờ mông khô thoáng nhé!
*Tham khảo:
How to get rid of diaper rash. Medicalnewstoday
Truy xuất từ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322472#ten-treatments-and-home-remedies. Ngày truy cập: 06-06-2021.
Hăm tã là gì?
Hăm là chứng bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ, thường xuất hiện tại khu vực da tiếp xúc với tã. Thông thường khi bé bị hăm tã, các lớp da tại vùng tiếp xúc với tã sẽ đỏ ửng, nặng hơn có thể bị nứt nẻ, đóng vảy và còn có thể dẫn đến tới mưng mủ.
▶Nguyên nhân gây hăm tã
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm tã. Nguyên nhân thường gặp nhất chính là do thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài hoặc do cọ xát quá mức mẹ không vê sinh và thay tã thường xuyên cho bé, gây ra hiện tượng tấy đỏ, ngứa ngáy. Da của bé vốn rất nhạy cảm, nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời, lớp da sẽ viêm, đau, gây khó chịu cho bé. Còn nếu trường hợp mẹ dùng tã vải, có khả năng bé bị hăm tã là do da phản ứng với các hóa chất trong bột giặt quá trình giặt giũ.
Vùng da đỏ ửng thường lần các nếp gấp, bắt đầu từ hậu môn, sau đó lan ra mông và đùi của bé. Da bé xuất hiện các ban đỏ, đốm đỏ, trong trường hợp nặng có thể sưng tấy, . . làm bé khó chịu, đặc biệt khi bé đi vệ sinh. Hăm tã ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình sinh hoạt của bé như kém ăn, quấy nhiều, ít ngủ.
8 mẹo phòng tránh bé bị hăm tã
▶1. Vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên cho bé
Nguyên nhân chính gây hăm chính là từ tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu trong bỉm tã, vì vậy để ngăn chặn bé bị hăm tã thì điều mẹ cần làm chính là phải vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên cho bé.
Nếu trường hợp bé tè dầm thì hoặc đi ngoài thì mẹ nên thay sớm nhất có thể. Hiện nay trên thị trường có những loại tã có vạch báo, rất tiện lợi cho mẹ khi chỉ cần quan sát vạch màu là biết khi nào tã cần được thay.
Mỗi lần thay tã, mẹ nên chú ý phải rửa sạch sẽ khu vực đóng bỉm và vùng kín của bé bằng nước ấm sạch rồi lau khô bằng khăn bông. Lúc rửa mẹ phải rửa nhẹ nhàng, tránh làm đau hoặc làm trầy xước da bé.
2. Chọn tã chất lượng tốt
Để bé không bao giờ bị hăm tã thì khi chọn tã mẹ cần hết sức lưu ý, chỉ nên chọn các loại tã chất lượng tốt và size phải vừa với bé. Nếu tã quá rộng sẽ khiến nước tiểu, nước phân chảy ra ngoài; ngược lại, tã chật quá có thể làm da bé bị trầy xước, cả 2 trường hợp đều có thể khiến bé bị hăm tã. Ngoài ra mẹ cũng cần chọn tã mềm mịn, tính thấm hút tốt để không gây ra kích ứng cho da bé. Các tã có kèm chất tạo hương, tạo mùi có thể khiến bé dễ bị kích ứng hơn.
▶3. Tạm ngừng đóng tã/bỉm khi bé có dấu hiệu bị hăm
Việc này nên làm ngay khi phát hiện bé có những triệu chứng ban đầu của hăm tã như mông đỏ ửng,... mẹ nên tháo bỏ bỉm, tã. Để vùng mông của bé thông thoáng sẽ tránh tình trạng hăm da không bị lan rộng.
4. Loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi thực đơn cho bé
Có thể mẹ chưa biết, ngoài nguyên nhân trực tiếp như bỉm tã thì một số thực phẩm trong bữa ăn cũng có thể là nguyên nhân gây hăm tã cho bé như cà chua, cam, việt quất,…Những loại quả này có thể làm phân và nước tiểu của bé có tính acid cao hơn và gây khó chịu. Nếu sau khi ăn những loại quả này và có dấu hiệu bị hăm tã, mẹ phải loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn cho đến khi bé lành hăm tã.
▶5. Giữ da bé khô thoáng
Mẹ nên ghi nhớ là da của các bé cực kỳ nhạy cảm. Muốn bé không bao giờ bị hăm tã bắt buộc phải giữ cho da bé luôn khô thoáng. Mỗi khi cho bé tắm xong, mẹ hãy dùng chiếc khăn sạch và khô để nhẹ nhàng lau vùng mặc tã cho bé nhé.
6. Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc dễ gây kích ứng
Khi bé có dấu hiệu bị hăm, mẹ nên ngừng ngay sử dụng các sản phẩm chứa thành phần hóa học hay chất tạo mùi như như sữa tắm, kem dưỡng hay thậm chí là tã bỉm. Đây là những tác nhân có thể khiến hăm tã nặng hơn. Tốt nhất mẹ nên thay thế chúng bằng các sản phẩm lành tính từ thiên nhiên hoặc có thể ngừng sử dụng một thời gian.
7. Sử dụng khăn lau sạch, mịn cho bé
Bé cần được vệ sinh thường xuyên. Nếu mẹ hay sử dụng khăn lau cho bé, hãy chọn những loại khăn mịn và sạch. Giặt sạch khăn và thay khăn thường xuyên sẽ giảm bớt nguy cơ bé bị hăm tã đấy. Áo quần của bé cũng nên được làm từ vải cotton thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn.
8. Sử dụng các loại kem làm lành hăm cho bé
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh, làm dịu và bảo vệ mông của trẻ sơ sinh bị kích thích. Mẹ nên tìm hiểu thật kỹ, chọn các sản phẩm có thành phần an toàn, không kháng sinh, không chất sát khuẩn, không hương liệu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn sản phẩm có chứa pro-vitamin B5 giúp làm lành hăm tã, bảo vệ và ngừa kích ứng da cho bé mẹ nhé.
Trên đây là tổng hợp 10 mẹo phòng tránh bé bị hăm tã được các mẹ truyền tai bảo nhau. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và có bờ mông khô thoáng nhé!
*Tham khảo:
How to get rid of diaper rash. Medicalnewstoday
Truy xuất từ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322472#ten-treatments-and-home-remedies. Ngày truy cập: 06-06-2021.