1. Hăm tã ở bé sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
Hăm tã là tình trạng tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và là mối lo thường trực của rất nhiều ông bố bà mẹ. Theo thống kê, trong năm đầu đời, trung bình cứ 2 bé thì sẽ có 1 bé hăm tã mức độ nhẹ
Hăm tã, còn được gọi là viêm da vùng tã lót, là phản ứng viêm cấp tính gây ra bởi các yếu tố gây kích ứng ở v vùng da trong khu vực mặt tã lót. Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ em là do là tiếp xúc lâu với môi trường phân và nước tiểu, làm thúc đẩy hoạt động của các enzyme ly giải lipid và protein trên da, góp phần gây tổn thương chức năng bảo vệ của da, làm da tăng nhạy cảm với các tác nhân kích thích.
Nếu như bố mẹ không trị hăm cho bé kịp thời, hăm tã có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm loét, tấy đỏ, bé ngủ không ngon, hay giật mình quấy khóc; ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân; nhiễm khuẩn đường tiết niệu; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nặng hơn nữa là làm suy giảm chức năng thận…
Do vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa hăm tã là rất cần thiết. Một trong số đó là sử dụng các loại kem làm lành hăm tã cho bé.
2. Điểm ngay 9 tiêu chí vàng khi chọn kem làm lành hăm cho bé
Làm thế nào để lựa chọn loại kem bôi vừa hiệu quả, mà lại an toàn cho con? Bố mẹ nên chú ý 9 tiêu chí quan trọng được đề xuất bởi các chuyên gia như dưới đây:
Được chứng minh lâm sàng hiệu quả và an toàn cho bé
Một sản phẩm làm lành và phòng ngừa hăm cho bé có tốt hay không, trước hết cần được chứng minh và kiểm định về tính hiệu quả và nhất là mức độ an toàn khi sử dụng trên làn da mỏng manh của bé.
Tăng cường bảo vệ tự nhiên của da
Một trong những thành phần của hàng rào bảo vệ tự nhiên của da là phức hợp các lipid tự nhiên trên da. Các sản phẩm có cấu tạo từ các thành phần tương tự sẽ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, có tác dụng giảm tiếp xúc giữa da và môi trường ấm ẩm, chứa nhiều chất gây kích ứng trong phân và nước tiểu.
Duy trì độ ẩm tối ưu
Độ ẩm da bé thể hiện sự cân bằng giữa việc tăng thoát nước và hấp thu nước trên bề mặt da. Các sản phẩm làm lành hăm cho bé cần tạo ra lớp màng bảo vệ da, nhưng cũng không được gây bít tắc hoàn toàn để tránh làm tổn thương hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
Vì thế, các sản phẩm với công thức nước trong dầu được xem là thích hợp nhất trong phòng và làm lành hăm tã, giúp tạo thành một lá chắn lipid bền và lâu dài giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây kích ứng đồng thời ngăn ngừa mất nước quá nhiều.
Chứa các thành phần đã có dữ liệu về an toàn và lợi ích
Các sản phẩm kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh chỉ nên chứa những thành phần đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Provitamin B5 là tiền chất của Vitamin B5. Sau khi được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn vào các lớp tế bào biểu bì, proviamin B5 được chuyển hóa thành Coenzyme A, giúp dưỡng ẩm và làm lành hăm tã.
Không chứa các thành phần không cần thiết
Không chứa các thành phần có khả năng gây hại
Bao gồm các thành phần chưa có dữ liệu về an toàn. Sự hấp thu qua da đáng kể của một số thành phần, như chất bảo quản, có thể ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ. Paraben hay Axit Boric trong một số công thức có thể gây ra tác dụng ngoại ý, đặc biệt khi nó dễ dàng hấp thu qua hàng rào da bị tổn thương trong hăm tã.
Các sản phẩm phòng ngừa hăm tã cũng không nên có thành phần chưa được chứng minh về độ an toàn.
Không chứa các thành phần có khả năng gây kích ứng
Da bé chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn nên cần tránh sử dụng các thành phần có khả năng gây kích ứng trong công thức chế phẩm ngừa hăm tã. EU đã báo cáo 26 thành phần tạo hương có khả năng gây dị ứng nâng cao, bao gồm một số tác nhân có trong các chế phẩm phòng ngừa hăm tã, như benzyl benzoate, benzyl cinnamate,... hoặc chất tạo hương.
Không chứa các chất sát trùng hay chất bảo quản
Vi khuẩn không được chứng minh là nguyên nhân gây hăm tã. Hơn nữa, các chất sát trùng có thể làm thay đổi thành phần của hệ vi khuẩn bảo vệ da, vốn dĩ là hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, do đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, hội đồng chuyên gia cho rằng, các chất sát trùng không nên có trong thành phần chế phẩm ngừa hăm tã. Việc sử dụng các chất bảo quản như Paraben cũng không được khuyến khích.
Dễ chịu khi sử dụng
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã hiện nay đã chuyển trọng tâm từ điều trị sang phòng ngừa. Các chế phẩm sử dụng dễ dàng giúp khuyến khích tuân thủ, qua đó, tăng cường hiệu quả bảo vệ. Các công thức nước trong dầu được xem là tối ưu do tạo thành lớp màng bảo vệ trên da, giảm ma sát, không bết dính, ngăn ngừa tiếp xúc giữa da với các chất gây kích ứng
3. Hướng dẫn sử dụng kem làm lành hăm đúng cách, hiệu quả
Cuối cùng, sau khi đã chọn được sản phẩm làm lành hăm cho bé phù hợp, mẹ cần biết cách sử dụng kem làm lành hăm đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa.
Bước 1: Rửa sạch tay với xà phòng.
Bước 2: Dùng nước ấm sạch để rửa cho bé. Lưu ý luôn vệ sinh vùng mông và vùng kín của bé theo hướng từ trước ra sau.
Bước 3: Sau khi vệ sinh, để da bé khô tự nhiên trong vài phút.
Bước 4: Lấy 1 lượng kem vừa đủ và nhẹ nhàng thoa một lớp kem mỏng lên vùng da mông, các nếp gấp và vùng kín của bé.
Lưu ý: Để phòng ngừa hăm tã hiệu quả nhất, mẹ nên sử dụng kem trong mỗi lần thay tã và sau khi tắm. Sau khi vệ sinh xong, mẹ hãy thoa lên một lớp mỏng kem mới cho bé nhé
Bepanthen Chúc bố mẹ lựa chọn sản phẩm phòng ngừa và làm lành hăm tã phù hợp giúp bé yêu luôn thoải mái, ngủ sâu hơn và chóng lớn!
Hăm tã là tình trạng tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và là mối lo thường trực của rất nhiều ông bố bà mẹ. Theo thống kê, trong năm đầu đời, trung bình cứ 2 bé thì sẽ có 1 bé hăm tã mức độ nhẹ
Hăm tã, còn được gọi là viêm da vùng tã lót, là phản ứng viêm cấp tính gây ra bởi các yếu tố gây kích ứng ở v vùng da trong khu vực mặt tã lót. Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ em là do là tiếp xúc lâu với môi trường phân và nước tiểu, làm thúc đẩy hoạt động của các enzyme ly giải lipid và protein trên da, góp phần gây tổn thương chức năng bảo vệ của da, làm da tăng nhạy cảm với các tác nhân kích thích.
Nếu như bố mẹ không trị hăm cho bé kịp thời, hăm tã có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm loét, tấy đỏ, bé ngủ không ngon, hay giật mình quấy khóc; ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân; nhiễm khuẩn đường tiết niệu; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nặng hơn nữa là làm suy giảm chức năng thận…
Do vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa hăm tã là rất cần thiết. Một trong số đó là sử dụng các loại kem làm lành hăm tã cho bé.
2. Điểm ngay 9 tiêu chí vàng khi chọn kem làm lành hăm cho bé
Làm thế nào để lựa chọn loại kem bôi vừa hiệu quả, mà lại an toàn cho con? Bố mẹ nên chú ý 9 tiêu chí quan trọng được đề xuất bởi các chuyên gia như dưới đây:
Được chứng minh lâm sàng hiệu quả và an toàn cho bé
Một sản phẩm làm lành và phòng ngừa hăm cho bé có tốt hay không, trước hết cần được chứng minh và kiểm định về tính hiệu quả và nhất là mức độ an toàn khi sử dụng trên làn da mỏng manh của bé.
Tăng cường bảo vệ tự nhiên của da
Một trong những thành phần của hàng rào bảo vệ tự nhiên của da là phức hợp các lipid tự nhiên trên da. Các sản phẩm có cấu tạo từ các thành phần tương tự sẽ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, có tác dụng giảm tiếp xúc giữa da và môi trường ấm ẩm, chứa nhiều chất gây kích ứng trong phân và nước tiểu.
Duy trì độ ẩm tối ưu
Độ ẩm da bé thể hiện sự cân bằng giữa việc tăng thoát nước và hấp thu nước trên bề mặt da. Các sản phẩm làm lành hăm cho bé cần tạo ra lớp màng bảo vệ da, nhưng cũng không được gây bít tắc hoàn toàn để tránh làm tổn thương hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
Vì thế, các sản phẩm với công thức nước trong dầu được xem là thích hợp nhất trong phòng và làm lành hăm tã, giúp tạo thành một lá chắn lipid bền và lâu dài giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây kích ứng đồng thời ngăn ngừa mất nước quá nhiều.
Chứa các thành phần đã có dữ liệu về an toàn và lợi ích
Các sản phẩm kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh chỉ nên chứa những thành phần đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Provitamin B5 là tiền chất của Vitamin B5. Sau khi được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn vào các lớp tế bào biểu bì, proviamin B5 được chuyển hóa thành Coenzyme A, giúp dưỡng ẩm và làm lành hăm tã.
Không chứa các thành phần không cần thiết
Không chứa các thành phần có khả năng gây hại
Bao gồm các thành phần chưa có dữ liệu về an toàn. Sự hấp thu qua da đáng kể của một số thành phần, như chất bảo quản, có thể ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ. Paraben hay Axit Boric trong một số công thức có thể gây ra tác dụng ngoại ý, đặc biệt khi nó dễ dàng hấp thu qua hàng rào da bị tổn thương trong hăm tã.
Các sản phẩm phòng ngừa hăm tã cũng không nên có thành phần chưa được chứng minh về độ an toàn.
Không chứa các thành phần có khả năng gây kích ứng
Da bé chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn nên cần tránh sử dụng các thành phần có khả năng gây kích ứng trong công thức chế phẩm ngừa hăm tã. EU đã báo cáo 26 thành phần tạo hương có khả năng gây dị ứng nâng cao, bao gồm một số tác nhân có trong các chế phẩm phòng ngừa hăm tã, như benzyl benzoate, benzyl cinnamate,... hoặc chất tạo hương.
Không chứa các chất sát trùng hay chất bảo quản
Vi khuẩn không được chứng minh là nguyên nhân gây hăm tã. Hơn nữa, các chất sát trùng có thể làm thay đổi thành phần của hệ vi khuẩn bảo vệ da, vốn dĩ là hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, do đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, hội đồng chuyên gia cho rằng, các chất sát trùng không nên có trong thành phần chế phẩm ngừa hăm tã. Việc sử dụng các chất bảo quản như Paraben cũng không được khuyến khích.
Dễ chịu khi sử dụng
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã hiện nay đã chuyển trọng tâm từ điều trị sang phòng ngừa. Các chế phẩm sử dụng dễ dàng giúp khuyến khích tuân thủ, qua đó, tăng cường hiệu quả bảo vệ. Các công thức nước trong dầu được xem là tối ưu do tạo thành lớp màng bảo vệ trên da, giảm ma sát, không bết dính, ngăn ngừa tiếp xúc giữa da với các chất gây kích ứng
3. Hướng dẫn sử dụng kem làm lành hăm đúng cách, hiệu quả
Cuối cùng, sau khi đã chọn được sản phẩm làm lành hăm cho bé phù hợp, mẹ cần biết cách sử dụng kem làm lành hăm đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa.
Bước 1: Rửa sạch tay với xà phòng.
Bước 2: Dùng nước ấm sạch để rửa cho bé. Lưu ý luôn vệ sinh vùng mông và vùng kín của bé theo hướng từ trước ra sau.
Bước 3: Sau khi vệ sinh, để da bé khô tự nhiên trong vài phút.
Bước 4: Lấy 1 lượng kem vừa đủ và nhẹ nhàng thoa một lớp kem mỏng lên vùng da mông, các nếp gấp và vùng kín của bé.
Lưu ý: Để phòng ngừa hăm tã hiệu quả nhất, mẹ nên sử dụng kem trong mỗi lần thay tã và sau khi tắm. Sau khi vệ sinh xong, mẹ hãy thoa lên một lớp mỏng kem mới cho bé nhé
Bepanthen Chúc bố mẹ lựa chọn sản phẩm phòng ngừa và làm lành hăm tã phù hợp giúp bé yêu luôn thoải mái, ngủ sâu hơn và chóng lớn!