Người Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Dùng Máy Chạy Bộ

 
Người Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Dùng Máy Chạy Bộ

Người Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Dùng Máy Chạy Bộ

Giá Bán: Liên hệ

Thông Tin Sản Phẩm

Người Thoái Hóa Cột Sống Có Nên Dùng Máy Chạy Bộ


Máy chạy bộ là thiết bị rất tiện ích cho việc rèn luyện sức khỏe trong gia đình. Tuy nhiên khi chạy bộ chúng ta sẽ tác động một phần lực lên xương khớp, vậy thì thoái hóa cột sống có thể sử dụng thiết bị này không?


Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở người nhà nhưng hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải. Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây cản trở nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nhiều người cho rằng để cải thiện thì nên chạy bộ, một số khác lại khuyên không nên, vậy đâu là đáp án chính xác? Cùng tìm hiểu người thoái hóa cột cốt có thể sử dụng với máy chạy bộ hay không ngay sau đây.

Hình 1: Người thoái hóa cột sống có nên dùng máy chạy bộ

  1. Thoái hóa cột số có nên đi bộ?

Đi bộ là hình thức vận động mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, người đau cột sống khi thường xuyên đi bộ sẽ có tác dụng tăng cường cơ bắp và tăng dẻo dai của xương cùng cơ.

  • Tăng cường cơ bắp: Cột sống được duy trì chuyển động nhịp nhàng, ổn định nhờ vào gân cốt, cơ bắp cùng cơ thắt lưng. Khi bạn ít vận động, chúng sẽ không đủ sức mạnh, dễ trở nên yếu mềm. Nếu tình trạng này kéo dài thì cơ thể sẽ đau nhức, chấn thương, thêm phần mệt mỏi và suy giảm một nửa khối lượng tổng bộ những bó cơ cột sống. Việc đi bộ giúp lưu thông mạch máu, khả năng cung cấp dinh dưỡng và oxy đến cơ cột sống tốt hơn. Đồng thời loại bỏ toxin gây hại ra khỏi cơ thể để xương khớp được thư giãn và linh hoạt.

  • Đốt xương và cơ tăng độ dẻo dai: Việc đi bộ đúng cách giúp gân kheo, cơ bắp, dây chằng tại vùng lưng và hông được kích thích cùng kéo căng, cải thiện tình dẻo dai và sự linh hoạt.


  1. Thoái hóa cột số có nên chạy bộ?

Chạy bộ cũng là hoạt động tốt cho sức khỏe như lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường khỏe mạnh cột sống và địa đệm, thư giãn vùng mông cùng cơ bắp thắt lưng. Thế nhưng người bị thóa hóa cột sống cần lưu ý chỉ nên áp dụng tập luyện chạy bộ với máy tập chạy bộ đa năng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn bạn tuyệt đối không chạy bộ vì tạo áp lực lớn lên dây chằng, cơ cùng đốt xương sống.


Lưu thông tuần hoàn máu: Chạy bộ kết hợp hít thở đúng cách thúc đẩy khả năng lưu thông máu, cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho xương khớp và cơ bắp, cải thiện sức khỏe tổng thể.


Khỏe mạnh cột sống và đĩa đệm: Theo nghiên cứu từ Đại học Deakin (Úc), người đều đặn chạy bộ 12 - 25 miles/tuần có đĩa đệm lớn cùng nhiều dịch lỏng, cột sống khỏe mạnh hơn người ít tập luyện.


Thư giãn vùng hông và cơ bắp thắt lưng: Vùng hông và cơ bắp thắt lưng được kéo căng ở mức độ hợp lý, thư giãn, tăng sự linh hoạt, dẻo dai và phòng ngừa nguy cơ căng cứng cơ bắp khi chạy bộ thường xuyên.

Hình 2 : Bệnh nhân thoái hóa cột sống giai đoạn đầu có thể chạy bộ với máy chạy bộ

  1. Bệnh nhân thoái hóa cột sống cần lưu ý gì khi tập luyện với máy chạy bộ?


  • Thời gian tập luyện: Người thoái hóa cột sống khi mới bắt đầu tập luyện đi bộ, chạy bộ chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn khoảng 5 - 10 phút để cơ thể quen dần. Sau 1 - 2 tuần, tùy vào tình trạng sức khỏe mà bạn tăng dần thời gian tập luyện.

  • Tập luyện đúng cách: Dù là bệnh nhân thoái hóa cột sống hay người sức khỏe bình thường đều cần lưu ý tư thế tập luyện. Nếu bạn thực hiện sai thì đốt xương cùng cơ bắp sẽ dễ xảy ra tổn thương do áp lực đè nén. Tốt nhất, khi tập luyện với máy chạy bộ bạn cần giữ được độ cong cột sống, thả lỏng vai, cổ cân bằng, cơ thể không nghiêng về trước hay ngửa ra sau.

  • Giày thể thao phù hợp: Phần chân được xem là nền móng để nâng đỡ cơ thể nên việc chọn một đôi giày tập luyện thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bạn khi chạy bộ. Bạn nên chọn giày thể thao có đệm lót giảm xóc, mềm nhẹ làm bằng ethylene vinyl acetate (EVA), bọt polyurethane. Đồng thời kích cỡ giày vừa với chân, tránh chọn loại có đế quá phẳng vì sẽ làm đau mắt cá chân, gót chân, vòm chân, lưng.

Hình 3: Người bị thóa hóa cột sống cần tập vừa phải vừa với sức lực

Việc tập luyện với máy chạy bộ cho người bị thoái hóa cột sống tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Vì vậy, tốt nhất trước khi bắt đầu tập luyện, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được hướng dẫn tập luyện cho phù hợp. Tham khảo thêm tại website https://elipsport.vn/ của Tập đoàn Elipsport để chọn mua các sản phẩm thích hợp.


Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy
  • 31 massage cao thắng
  • Liên hệ quảng cáo