Tầm soát ung thư buồng trứng khi nào?
Tầm soát ung thư buồng trứng rất cần thiết cho những phụ nữ. Đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao.
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở phụ nữ. Một phần vì nó thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Có rất nhiều mối quan tâm trong việc tầm soát ung thư buồng trứng. Để có thể phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm. Có thể điều trị được.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, không phải tất cả phụ nữ đều phải đi tầm soát ung thư buồng trứng.
- Phụ nữ không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng. Được khuyến cáo không nên sàng lọc ung thư buồng trứng. Trừ khi tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng.
- Phụ nữ có tiền sử gia đình “có nguy cơ cao” mắc ung thư buồng trứng. Có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Phụ nữ có nguy cơ đặc biệt cao nên làm sàng lọc ung thư buồng trứng.
Bạn có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng không?
Các yếu tố làm TĂNG nguy cơ mắc ung thư buồng trứng:
- Tuổi càng cao
- Có một hoặc nhiều người thân bị ung thư buồng trứng
- Bị đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 hoặc cả 2
- Có các gen liên quan đến ung thư đại trực tràng không do di truyền (còn gọi là hội chứng Lynch)
- Không bao giờ có thai
- Thừa cân
Một số yếu tố có thể làm GIẢM nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng:
- Sử dụng phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố (thuốc viên, miếng dán, vòng âm đạo, thuốc tiêm)
- Đang mang thai, cho con bú
- Đã thắt ống dẫn trứng để tránh thai
- Đã cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng
- >>>Chi tiết : https://phuongnamhospital.com/ung-thu/tam-soat-ung-thu-buong-trung-hien-dai-chinh-xac-nhanh-chong/
Lợi ích và rủi ro của tầm soát ung thư buồng trứng
Tầm soát ung thư là một xét nghiệm có thể tìm ra bệnh ung thư. Ở giai đoạn đầu khi không có triệu chứng. Khi ung thư có khả năng điều trị được.
Lợi ích – Lợi ích của sàng lọc ung thư buồng trứng là cơ hội tìm thấy ung thư ở giai đoạn có thể chữa được. Giảm nguy cơ tử vong.
Rủi ro – Nguy cơ tiềm tàng của sàng lọc ung thư buồng trứng là kết quả xét nghiệm dương tính giả. Điều này có thể dẫn đến phẫu thuật không cần thiết cho nhiều phụ nữ khỏe mạnh. Phẫu thuật mang đến rủi ro lo lắng, chấn thương và mất thời gian. Cũng như các biến chứng sau phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật đắt đỏ.
- Tham khảo thêm: Xét Nghiệm Ung Thư Buồng Trứng Phụ Nữ Cần Biết
Tầm soát ung thư buồng trứng làm những xét nghiệm nào?
Các xét nghiệm có thể hữu ích cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao. Bao gồm xét nghiệm máu tìm protein CA 125, siêu âm hoặc kết hợp cả hai.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để tìm protein CA 125. Nếu chỉ số protein CA 125 cao hơn bình thường. Cho thấy khoảng 80% phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Nó có thể được đo bằng xét nghiệm máu. Ngoài ra, CA 125 thường được sử dụng để theo dõi phụ nữ bị ung thư buồng trứng.
Các nhà nghiên cứu hy vọng CA 125 có thể được sử dụng để biết liệu một phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng hay không. Tuy nhiên, mức CA 125 có thể cao với nhiều điều kiện khác, bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- Bệnh gan (xơ gan)
- Nhiễm trùng vùng chậu
- Các bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư nội mạc tử cung, vú, phổi và tụy.
Ngoài ra, khoảng 1% phụ nữ khỏe mạnh và đang trong kỳ cũng nguyệt cũng có mức CA 125 cao.
Siêu âm vùng chậu
Siêu âm vùng chậu sử dụng sóng âm thanh. Tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong khung chậu. Bao gồm cả buồng trứng. Xét nghiệm này thường được sử dụng đũa siêu âm ở bụng và bên trong âm đạo.
Khi được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng, siêu âm âm đạo có thể tìm thấy từ 80 đến 100% ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, siêu âm không thể luôn luôn cho biết sự khác biệt giữa ung thư buồng trứng và các tình trạng phổ biến khác (u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung).
Kết hợp xét nghiệm máu đo CA 125 và siêu âm vùng chậu
Một số nghiên cứu đã xem xét kết hợp sử dụng CA 125 và siêu âm vùng chậu để phát hiện ung thư buồng trứng.
Triệu chứng của ung thư buồng trứng
Trong giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, các triệu chứng thường mơ hồ và không rõ ràng. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Khó chịu vùng chậu hoặc bụng
- Đầy hơi
- Khó ăn hoặc cảm thấy no
- Tăng kích thước bụng
- Đi tiểu thường xuyên.
Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác. Nếu bạn có một hoặc nhiều trong số các triệu chứng này trong vòng 1 năm qua. Hãy gặp bác sĩ và cân nhắc tiến hành tầm soát ung thư buồng trứng trong thời gian gần.