4. Cơ sở để phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?
Đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị và lập quy hoạch chi tiết. Nói cách khác quy hoạch chi tiết 1/500 cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.
4.1. Dự án nào phải lập giấy phép xây dựng
Có phải " quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng" là đúng hay sai? Câu trả lời là sai.Sau đây là các trường hợp phải có giấy phép xây dựng. Chúng tôi sẽ phân tích các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 được miễn giấy phép xây dựng
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng 2014 về các trường hợp miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Trường hợp 2: Các trường hợp phải có giấy phép xây dựng
Ngoài những điều tại khoản 2 vừa nêu trên thì các trường khác đều phải có giấy phép xây dựng
4.2. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500?
Những cơ quan thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 được nêu trong Điều 31 Nghị định 37/2010 NĐ-CP. Cụ thể bao gồm các cơ quan như sau:
– Bộ xây dựng: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ.
– UBND cấp tỉnh: phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.
– UBND cấp huyện: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn.
Lưu ý: quy định về thẩm quyền phê duyệt nêu trên mang tính chất chung trong quản lý hành chính nhà nước, có một số UBND cấp tỉnh ủy quyền lại việc có ý kiến hay phê duyệt hoặc cơ quan chuyên môn, ví như: ủy quyền cho sở quy hoạch kiến trúc. Trong tất cả mọi trường hợp phê duyệt đồ án quy hoạch chi thiết 1/500 thuộc thẩm quyền của UBND cấp quận/huyện thì nhất thiết phải có ý kiến thống nhất của sở quy hoạch kiến trúc hay của UBND cấp tỉnh trước khi UBND cấp quận/huyện phê duyệt.
Do đó, khi các dự án được xây dựng theo quyết định này sẽ đảm bảo được tính pháp lý, tính minh bạch cao.
5. Trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500
Thực tế muốn quy hoạch phải đi theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội cho từng vùng cụ thể. Quốc hội phê duyệt sẽ triển khai xuống từng quận, huyện. Các bước như sau:
– Thứ nhất: Quốc hội quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho các vùng.
– Tiếp theo thủ tướng trình quốc hội phê duyệt.
– Sau khi dự án quy hoạch được phê duyệt thì UBND tỉnh có nhiệm vụ lập bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 rồi trình chính phủ duyệt.
– Quốc hội duyệt quy hoạch chi tiết 1/5000 xong tới huyện/quận làm nhiệm vụ quy hoạch phân khu. Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000.
– Tỉnh duyệt quy hoạch 1/2000 sẽ tới đơn vị chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 rồi gửi quận/huyện duyệt.
Như vậy, nếu muốn có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt dự án quy hoạch, thì cần làm là tuân thủ trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500, quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, và các giấy tờ pháp lý có liên quan khác. Sau khi hoàn tất các hồ sơ giấy tờ, thì việc công bố quy hoạch dự án chi tiết 1/500 chỉ là vấn đề thời gian.
HomeNext là công ty bất động sản uy tín tại Bình Dương
— — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — —
Liên hệ bat dong san binh duong — HomeNext — Để biết thêm thông tin chi tiết về Pháp lý bất động sản
(Please contact us — HomeNext — Real estate agency in binh duong)
Hotline: 0908 480 055| Hotmail: sales@homenext.vn
Xem chi tiết tại:
https://blog.homenext.vn/phap-ly/ban-do-quy-hoach-1/500Website homenext.vn quý khách vui lòng truy cập ngay tại https://homenext.vn/
Xem thêm: Căn hộ Bình Dương, Nhà phố Bình Dương