Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu phải làm sao?

 
Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu phải làm sao?

Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu phải làm sao?

Giá Bán: 100,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Chân răng bị sưng có mủ và chảu máu khiến việc ăn nhai và giao tiếp hàng ngày của bạn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để điều trị triệt để bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Nguyên nhân khiến chân răng bị sưng có mủ và chảy máu

Tình trạng chân răng bị sưng có mủ và chảy máu của bạn có thể do một trong những nguyên nhân sau:

Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu do bệnh lý răng miệng

Nếu bạn đang mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu hoặc viêm nha chu thì chân răng sưng lên là điều dễ hiểu. Tùy vào mức độ của bệnh mà chân răng sưng ít hoặc nhiều, có mủ hoặc không có mủ, chảy máu hoặc không chảy máu. Khi bệnh răng miệng đã phát triển nặng thì không chỉ xảy ra tình trạng sưng mủ mà toàn bộ liên kết ở chân răng có thể bị mất đi, tụt xuống bên dưới và dẫn đến mất răng hoàn toàn.

Xem thêm : Bọc răng sứ thẩm mỹ

Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu do mảng bám cao răng

Có thể coi cao răng là nguyên nhân cơ bản nhất khiến chân răng bị sưng đỏ. Chúng là những mảng bám cứng chắc bám chặt ở chân răng và sâu dưới nướu. Ban đầu có thể bạn chỉ cảm thấy hơi khó chịu nhưng sau khi chúng phát triển mạnh hơn, bạn chắc chắn thấy sự rắc rối mà chúng mang đến. Những vi khuẩn trong cao răng không chỉ làm phần lợi ở chân răng bị đỏ tấy, sưng lên mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn nếu bạn không làm sạch kịp thời.


Mảng bám cao răng khiến chân răng bị sưng và dễ tổn thương hơn

Chân răng bị sưng do tác động bên ngoài

Nếu bạn bị va đập, ngã xe hay dùng răng cắn đồ cứng bị tổn thương, phần chân răng của bạn cũng sẽ bị chịu tác động trực tiếp. Trong trường hợp thân răng bị nứt, hở ngà răng hoặc tủy răng, vi khuẩn sẽ tấn công vào sâu bên trong và gây viêm tủy. Lúc này, sưng chân răng chính là biểu hiện của bệnh viêm tủy mà bạn không thể không lo lắng.

Chân răng bị sưng do mọc răng khôn

Nếu chân răng bỗng dưng bị sưng đau ở vùng góc hàm trong cùng, vị trí mọc răng khôn thì đây giống như "màn chào sân" của chiếc răng khôn sắp mọc trong khuôn hàm. Hãy theo dõi quá trình lợi chân răng đang bị sưng lên của mình, nếu thấy sưng đau quá lâu mà chiếc răng khôn không xuất hiện, tức là lúc này bạn đã bị lợi trùm răng khôn và cần phải đến nha khoa uy tín thực hiện rạch lợi để răng mọc tiếp.

Chân răng bị sưng có mủ do sự thay đổi của cơ thể

Nếu bạn đang mang thai, có kinh nguyệt hay đang có bệnh cơ thể nào đó, phần lợi chân răng của bạn cũng có thể có nguy cơ bị sưng tấy. Đây là sự phản ứng lại với việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng chân răng bị sưng có mủ và chảy máu do nguyên nhân này có thể tự hết hoặc cũng có thể bị nặng thêm tùy vào việc bạn chăm sóc răng miệng như thế nào.

Do những nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến chân răng bị sưng có mủ và chảy máu như tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh bạn đang uống, ăn uống quá nhiều thực phẩm cay nóng trong thời gian dài, đang xạ trị hoặc uống thuốc điều trị ung thư...

Biện pháp điều trị chân răng bị sưng có mủ và chảy máu

Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu gây đau nhức và vận động vùng miệng khó khăn, nếu xuất hiện mủ ở phần bị sưng và chảy máu. Tình trạng sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Chính vì thế, ngay khi thấy những dấu hiệu ban đầu của tình trạng này, hãy thu xếp một cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa, trao đổi tìm ra nguyên nhân cụ thể và có cách điều trị phù hợp.

Thông thường, việc điều trị có thể trải qua những bước sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Đây là bước không thể bỏ qua trước mỗi cuộc điều trị răng miệng. Thăm khám sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng răng miệng cụ thể, mức độ sưng chân răng, tiền sử bệnh lý của khách hàng và tình trạng cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc thăm khám bao gồm cả trao đổi với khách hàng và cả khám cụ thể bằng các thiết bị nha khoa chuyên sâu (như chụp X quang hoặc phân tích hình ảnh bằng phần mềm).


Bước 2: Lựa chọn cách chữa chân răng bị sưng

Sau khi thăm khám và biết được tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ biết phải điều trị theo hướng nào: điều trị sơ khởi hay điều trị chuyên sâu.

+ Điều trị sơ khởi (với tình trạng chân răng bị sưng nhẹ)

Bác sĩ thực hiện các bước điều trị cơ bản, thiên về vệ sinh răng miệng để loại bỏ các tác nhân làm sưng chân răng. Lấy cao răng thường là cách hiệu quả nhất để giúp triệt bỏ tận gốc vi khuẩn trong khoang miệng. Thao tác lấy cao răng cũng khá đơn giản, nhanh chóng và không gây đau nhức nhiều. Tình trạng chân răng sưng sẽ dần hồi phục và trở lại như ban đầu.

+ Điều trị chuyên sâu (với tình trạng chân răng bị sưng có mủ)

Trong trường hợp khách hàng đến nha khoa quốc tế với tình trạng chân răng sưng to, có mủ và chảy máu bác sĩ sẽ cần thực hiện điều trị chuyên sâu. Việc này có thể sẽ cần thực hiện tiểu phẫu bóc tách lợi để loại bỏ túi mủ, hoặc cũng có thể phải thực hiện đại phẫu để ghép vạt nướu, ghép xương ổ răng. Chưa kể đến những trường hợp bị viêm tủy, bác sĩ cần thực hiện điều trị tủy và việc này cũng sẽ làm mất khá nhiều thời gian và tiền bạc của bạn.

Bước 3: Kết thúc điều trị

Sau khi hoàn thành điều trị, bác sĩ thực hiện vệ sinh lại khoang miệng lần cuối và dặn dò bệnh nhân về những lưu ý chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống để nhanh lành thương. Trong một số trường hợp, bạn cũng sẽ cần bác sĩ kê đơn một số loại thuốc để kết hợp uống tại nhà.

Cách chăm sóc răng miệng phòng tránh tình trạng viêm chân răng bị sưng có mủ

Sau khi điều trị khỏi bệnh, tình trạng chân răng bị sưng có lặp lại với bạn nữa hay không còn phải phụ thuộc vào cách chăm sóc răng của bạn. Ngay cả đối với những người chưa từng bị bệnh, bạn cũng nên ghi nhớ những tips nhỏ dưới đây để không bao giờ phải "đau đầu" với tình trạng sưng chân răng nói riêng và bệnh răng miệng nói chung:

  • Đánh răng là việc quan trọng giống như việc bạn ăn cơm hàng ngày vậy. Chỉ đánh răng 2 lần/ngày vào sáng và tối, mỗi lần khoảng 3 - 5 phút nên đừng bỏ qua bất cứ lần đánh răng nào. Chúng là việc quá đơn giản mà lại là cách tốt nhất để vi khuẩn không có điều kiện tấn công răng miệng bạn.
  • Đánh răng đủ nhưng cũng cần đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có độ flo phù hợp, chải răng theo chiều xoay kim đồng hồ (hoặc chiều dọc thân răng) là những nguyên tắc đánh răng cơ bản bạn cần phải nhớ.
  • Thay vì dùng tăm xỉa răng, hãy dùng chỉ nha khoa để bảo vệ lợi chân răng khỏi những tác động không đáng có.
  • Răng là để nhai thức ăn, hỗ trợ phát âm, thẩm mỹ khuôn mặt, bạn đừng "thần thánh hóa" chức năng của chúng như dùng để bật nắp bia, kéo đồ vật, thay chiếc kéo để xé đồ khác không phải đồ ăn...
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế tối đa các đồ ăn nhiều axit, nhiều màu, quá cứng hay mang tính kích ứng cao như thuốc lá, rượu bia. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ khiến cả răng miệng và cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều.
  • Hãy tập thói quen thăm khám răng miệng và lấy cao răng định kì 3 - 6 tháng/lần. Hoặc nên đến nha khoa ngay khi thấy những bất thường trong khoang miệng, càng để lâu việc điều trị sẽ càng khó khăn và đồng nghĩa với chi phí điều trị cũng lớn hơn.

Nếu chân răng bị sưng có mủ và chảy máu đang là vấn đề của bạn, đừng chần chừ mà không liên hệ ngay với chuyên gia nha khoa theo số hotline 1800.2045 để được tư vấn và giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất!

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • Liên hệ quảng cáo
  • 31 massage cao thắng
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy