DEM, DET là gì? Phân biệt các loại phí DEM, DET và Storage trong vận chuyển hàng

DEM, DET là gì? Phân biệt các loại phí DEM, DET và Storage trong vận chuyển hàng

Giá Bán: 75,000đ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

DEM, DET là gì? Phân biệt các loại phí DEM, DET và Storage trong vận chuyển hàng

DEM DET là gì? DEM DET có gì khác với Storage charge trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa? Đây là những vấn đề mà không ít người đang quan tâm. Nếu bạn cũng đang thắc mắc những điều này hoặc chưa thực sự hiểu rõ về 3 loại phí DEM, DET, Storage thì hãy theo dõi bài viết sau!

Tìm hiểu về DEM, DET và Storage
Tìm hiểu về DEM, DET và Storage

DEM là gì? (Demurrage Charge)

Trên thực tế đã có nhiều người nghe tới phí DEM nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ về loại phí này. DEM là viết tắt của cụm từ demurrage charge, tức phí lưu container tại bãi của cảng. Loại phí này được thu bởi hãng tàu.

Có thể hiểu rằng, DEM chính là phí mà hãng tàu phải nộp cho cảng. Và để có tiền phải nộp thì hãng tàu sẽ phải thu từ khách hàng. Tiền thu được từ khách hàng được hãng tàu nộp lại cho cảng với mức thỏa thuận riêng. Khoản phí này sẽ được tính theo đơn vị container.

Tìm hiểu Demurrage charge là gì?
Tìm hiểu Demurrage charge là gì?

Tùy thuộc theo từng hãng tàu mà chính sách cụ thể về thời gian hoặc ngày miễn phí khi lưu container tại bãi có thể khác nhau. Khách hàng chỉ phải nộp khoản phí DEM sau khi đã qua thời gian miễn phí.

Phí demurrage được chia làm 2 loại là phí với hàng nhập và phí với hàng xuất. Cụ thể:

Đối với hàng nhập

  • Nếu là container khô thì phí DEM sẽ được miễn trong khoảng 1 – 7 ngày. Còn nếu là container lạnh thì thời gian miễn phí DEM ngắn hơn, từ 1 – 3 ngày
  • Thời gian tính phí DEM sẽ bắt đầu từ ngày đầu tiên sau khi hết hạn miễn phí tới ngày bạn lấy hàng.
  • Đơn vị tính phí DEM là tiền/ngày/container, trong đó, tùy thuộc theo chủng loại và kích thước của container.

Ví dụ: Để hiểu rõ hơn demurrage charge là gì đối với hàng xuất có thể lấy ví dụ bạn hiện đang có một lô hàng nhập về cảng Cát Lái. Đây là lô hàng thép phế liệu nhập khẩu và bạn được hãng miễn phí DEM 5 ngày, tính từ ngày tàu đến hãng. Thông tin trên D/O sẽ ghi ngày tàu cập bến và bạn được nhận hàng là ngày 10/04/2021. Như vậy, từ ngày 10/04/2021 đến ngày 15/04/2021 bạn sẽ không bị tính phí DEM. Tuy nhiên, nếu quá ngày 15/04/2021 bạn chưa nhận hàng thì hãng tàu sẽ bắt đầu tính phí. Phải tới ngày 18/04/2021 bạn mới có thể hoàn thành chứng từ để nhận hàng. Như vậy, bạn sẽ phải chịu phí DEM các ngày 16, 17 và 18. Tức phí cho 3 ngày và phí được tính theo phương pháp cộng dồn lũy tiến.

Đối với hàng xuất

  • Container khô sẽ được miễn phí DEM trong thời gian từ 1 – 7 ngày và container lạnh là 1 – 3 ngày.
  • Khác với hàng nhập, hàng xuất thường ít khi bị tính phí DEM, trừ trường hợp bạn thanh lý hải quan trễ nên bị rớt hàng, phải chuyển hàng đi sau. Hoặc có thể do lý do nào khác.
Đối với hàng xuất khẩu có thời gian miễn phí DEM
Đối với hàng xuất khẩu có thời gian miễn phí DEM

Ví dụ: Bạn có thể hiểu rõ demurrage là gì đối với hàng xuất thông qua ví dụ cụ thể. Nếu bạn nhận booking và thông tin trên booking ghi ETD 10/04/2021 và closing time là 09h00 ngày 10/04/2021. Như vậy, bạn sẽ được hãng tàu cho 7 ngày DEM, tức là trước 7 ngày so với ngày ETD nếu bạn hạ container xuống thì sẽ được miễn phí DEM. Nhưng nếu hạ sớm hơn thời gian trong ETD thì sẽ mất phí. Hay cụ thể hơn, nếu bạn hạ container vào ngày 04/04/2021 thì sẽ được miễn phí DEM. Lưu ý, không nên làm tính trừ vì hãng tàu sẽ tính ngày 10/04/2021 là 1 ngày.

Với những thông tin và ví dụ trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về DEM là gì. Tiếp theo chúng tôi sẽ giải thích về phí DET.

DET là gì? (Detention)

Có rất nhiều người không hiểu DET là gì hoặc nhầm lẫn giữa phí DEM và DET. DET là từ viết tắt của detention charge, tức phí lưu container tại kho. Tương tự DEM, bạn cũng phải đóng khoản phí này cho hãng tàu. Đồng thời hãng tàu cũng đưa ra chính sách về thời gian miễn phí và tính phí DET như thế nào. Phí DET sẽ được tính theo ngày và cũng phụ thuộc vào chủng loại lẫn kích thước của container.

Cần phân biệt được DEM và DET
Cần phân biệt được DEM và DET

Phí DEM DET đều được tính với cả hàng nhập lẫn xuất. Cụ thể, với DET, cách tính như sau:

Đối với hàng nhập

Hãng tàu sẽ tính phí DET của bạn bắt đầu từ ngày trả rỗng trễ so với thời gian miễn phí đã quy định.

Ví dụ: Chúng ta sẽ xét tiếp ví dụ đã nêu trên. Khi tàu tới ngày 10/04/2021, bạn sẽ được hãng tàu cho thời gian DEM 5 ngày và DET 7 ngày. Ngày mà bạn lấy hàng là 12/04/2021. Nếu lấy hàng vào ngày này bạn sẽ không phải trả phí DEM. Tới ngày DET 18/04/2021, tức là sau khi lấy hàng được 7 ngày bạn phải trả rỗng. Nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó tới ngày 20/04/2021 bạn mới trả rỗng thì tức là bạn đã trả trễ 2 ngày so với thời gian miễn phí DET mà hãng tàu đưa ra và buộc phải nộp khoản phí theo quy định.

Đối với hàng xuất

Phí DET đối với hàng xuất được hãng tàu tính dựa theo ngày hãng tàu cho phép được lấy container so với ngày thực lấy container. Hãng tàu sẽ miễn phí DET trong trường hợp lấy trễ và tính phí theo quy định trong trường hợp lấy sớm.

Giống Demurrage, Detention cũng có thời gian miễn phí
Giống Demurrage, Detention cũng có thời gian miễn phí

Ví dụ: Chúng ta vẫn xét dựa trên ví dụ đã đưa ra, tức ETD là 10/04/2021 và closing time là 09h00 sáng ngày 10/04/2021. Dựa theo thông tin ETD và quy định của hàng tàu thì bạn có thể lấy rỗng trước 10 ngày tàu chạy, có nghĩa là ngày 01/04/2021 (ngày 10/04 vẫn tính là 1 ngày). Thế nhưng bạn cần phải lấy hàng sớm hơn vì nguyên nhân xưởng ở xa, khối lượng hàng lớn,… để có thể đóng hàng kịp. Vì vậy bạn phải lấy rỗng vào ngày 28/02/2021. Tức là bạn sẽ lấy trước 1 ngày so với thời gian miễn phí DET mà hãng tàu đưa ra.

Storage charge là gì?

Bên cạnh thông tin DEM DET là gì? thì nhiều người còn thắc mắc với một loại phí nữa, đó là Storage charge. Trong vận chuyển hàng hóa, Storage charge chính là phí lưu container tại cảng. Phí này bạn không đóng qua hãng tàu nữa mà sẽ đóng trực tiếp cho cảng.

Về bản chất phí lưu cont lưu bãi Storage charge chính là phí được tách ra từ DEM. Thế nên, có không ít người bị nhầm phí DEM với phí này. Đối với phí Storage charge có thể hiểu rằng nếu như cảng đang giữ hàng hóa của bạn và đã hết thời gian miễn phí DEM thì bạn sẽ phải nộp trực tiếp cho cảng phí lưu container. Khi đó, khoản phí đóng cho cảng chính là phí Storage charge. Vậy là hẳn bạn đã hiểu rõ Storage charge là gì và không bị nhầm lẫn với phí DEM nữa.

Những điều cần lưu ý và kinh nghiệm về DEM/ DET

Với những người có nhu cầu nhập xuất hàng hóa thì cần phải hiểu rõ về 3 loại phí DEM DET Storage. Đồng thời còn phải lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Bạn không bị tính phí DET khi đóng hàng tại bãi.
  • Phí DEM/DET và Storage sẽ được tính dựa vào chủng loại, kích thước container cũng như số ngày bị trễ. So với những loại container khác thì container lạnh thường sẽ bị tính phí cao hơn nhiều.
  • Phí DEM và DET sẽ tính cả 2 ngày cuối tuần là thứ 7, chủ nhật cũng như ngày lễ, trừ những trường hợp đặc biệt.
Nhập xuất hàng cần lưu ý tới phí DEM, DET và Storage
Nhập xuất hàng cần lưu ý tới phí DEM, DET và Storage
  • Hãng tàu khác nhau sẽ đưa ra mức tính phí Demurrage and Detention khác nhau.
  • Bạn được quyền xin gia hạn thêm thời gian miễn phí DEM and DET nếu như có mối quan hệ tốt với hãng, hàng tàu có chính sách với trường hợp này hay số lượng volume hàng tháng lớn,…
  • Cần quan tâm tới cả vấn đề booking hàng. Kể cả trường hợp bạn làm hợp đồng theo như các điều kiện trong incoterm, bất kể là điều kiện nào thì cũng nên hỏi rõ ràng về thời gian miễn phí DEM DET, mức phí tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng như thế nào.

Các trường hợp hàng hóa bị tính phí DEM/ DET/ Storage

Ngoài Storage, DEM và DET là gì? bạn cũng nên tìm hiểu cả những trường hợp bị tính các khoản phí này. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp khiến bạn phải trả phí Storage, DEM và DET. Ví dụ như:

Sai thông tin chứng từ

Trong trường hợp vận đơn cho người nhận hay ngân hàng ghi sai thông tin về tàu bè, địa chỉ,… hoặc bị sai lệch chứng từ khác khi nộp cho hải quan điểm đến, ví dụ như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O hay hóa đơn thương mại và buộc phải chỉnh sửa do hải quan yêu cầu nếu không sẽ không xử lý hàng hóa. Mặc dù container đã tới cảng nhưng bạn lại không đủ điều kiện để nhận lệnh giao hàng (Delivery Order). Như vậy bạn sẽ phải trả thêm phí Demurrage charge hoặc Detention charge.

Nhận chứng từ trễ

Bạn cũng sẽ bị tính phí trong trường hợp nhận chứng từ trễ. Nguyên nhân của việc nhận chứng từ trễ có thể là do các chứng từ như vận đơn, packing lists, C/O cần cho việc thông quan hàng không tới kịp lúc bởi:

  • Người gửi hàng đã không chuẩn bị đầy đủ các chứng từ nên dẫn tới gửi muộn.
  • Xuất hiện lỗi hệ thống hoặc nguyên nhân nào đó làm hãng tàu phát hành vận đơn chậm.
  • Trường hợp mua bán L/C và chứng từ không đến ngân hàng phát hành (issuing bank) kịp có thể bị ngân hàng chỉ định (nominated bank) delay.
Mẫu vận đơn hàng hóa
Mẫu vận đơn hàng hóa

Mất chứng từ

Trong quá trình vận chuyển có thể do bất cẩn mà làm mất chứng từ, vận đơn. Như vậy sẽ cần khá nhiều thời gian để lấy lại vận đơn.

Khai quan, kiểm hàng chậm

Khi container tới cảng ngoài việc cung cấp chứng từ thì bạn còn phải khai quan mới lấy được hàng. Theo như quy định ở các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam thì người nhận sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về hàng nhập chi tiết, cụ thể. Đồng thời, các thông tin trên chứng từ và hoá đơn thương mại phải trùng khớp với nhau.

Khi kiểm tra hàng hóa, hải quan sẽ rất chú trọng tới việc kiểm tra HS code nhằm mục đích phân loại, khai quan hàng hóa đúng. Bạn có thể bị phạt, thậm chí nằm trong dạng tình nghi khi nhập các lô hàng sau nếu như khai sai HS code.

Việc chậm trễ trong kiểm tra, khai quan hàng hóa rất phổ biến và cũng không có khoảng thời gian ước tính nào cho việc này.

Khai sai HS code dẫn tới nhiều phiền phức
Khai sai HS code dẫn tới nhiều phiền phức

Giải phóng hàng ở điểm đích chậm

Nguyên nhân của việc này có thể là bởi hãng tàu nhận hóa đơn gốc cho được ký hậu. Ví dụ, chưa ký hậu bởi người gửi hàng trên vận đơn theo lệnh “To Order of Shipper” nhưng phải tới khi vận đơn gửi tới người nhận mới phát hiện thì người nhận sẽ phải gửi lại vận đơn cho người gửi hàng để ký hậu. Sau đó người gửi hàng lại gửi lại vận đơn lần nữa. Việc này tiêu tốn nhiều thời gian và dẫn tới việc chậm trễ.

Hoặc cũng có thể là do hãng tàu chưa nhận được tiền từ người nhận tại điểm đích nên chậm trễ trong việc trả hàng hóa. Sở dĩ như vậy phần lớn là do người nhận chưa nắm được chi tiết về Incoterms và nghĩ rằng người gửi hàng đã trả hết các khoản phụ phí local charge rồi.

Không tiếp cận được người nhận hàng

Nếu như hàng đã tới cảng nhưng hãng tàu lại không liên hệ, tiếp cận được với người nhận hàng trên vận đơn dẫn tới quá thời hạn miễn phí DET, DEM, Storage thì hàng có thể bị tính phí. Trường hợp này chủ yếu xảy ra khi người gửi, người nhận, thậm chí là cả 2 bỏ lô hàng nhưng không thông báo tới hãng tàu.

Tổng kết

Những nội dung trên được chia sẻ với mục đích giúp bạn hiểu cũng như phân biệt được Storage, Demurrage and Detention là gì, khác nhau như thế nào. Cả 3 loại phí này đều xuất hiện tại cảng xếp cũng như dỡ hàng. Trong khi phí DEM và DET đóng cho hãng tàu thì phí Storage sẽ đóng trực tiếp cho cảng. Ngoài ra, cả 3 loại phí này đều được áp dụng cho cả hàng lẻ và hàng container.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về phí Storage, DEM DET là gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ SAMCO VINA để được tư vấn chi tiết hơn.

 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

samcovina samcovina 

"SAMCO VINA SAMCOVINA là đơn vị chuyên cung cấp và cho thuê xe nâng container, xe nâng hàng pallet, xe nâng điện, xe nâng tay,…

samcovina

info.samcovina.vn@gmail.com

 

Gửi Tin Nhắn

 
 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm