THIẾT KẾ NỘI THẤT TỐI GIẢN VÀ SO SÁNH 2 LOẠI GỖ THƯỜNG GẶP

THIẾT KẾ NỘI THẤT TỐI GIẢN VÀ SO SÁNH 2 LOẠI GỖ THƯỜNG GẶP

Giá Bán: Liên hệ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Trong thiết kế nội thất tối giản, việc sử dụng vật liệu gỗ để lót sàn hoặc ốp tường luôn được rất ưa chuộng khi chính vật liệu này sẽ giúp tăng độ thẩm mỹ cao cho không gian sống. Hiện nay, trong quá trình tìm hiểu về gỗ chắc chắn rằng bạn sẽ gặp 2 loại gỗ thường gặp nhất, đó chính là: Gỗ MFC (tên đầy đủ Melamine Faced Chipboard), gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) và cuối cùng là Gỗ tự nhiên.

Tuy nhiên, việc không chuyên trong lĩnh vực vật liệu thì để hiểu rõ chi tiết về ng dụng cũng như đặc điểm của chúng trong xây dựng sẽ rất khó khăn. Vì vậy, ở bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều hơn về những hiểu biết cũng như so sánh về 2 loại gỗ thường gặp đó là MFC và MDF, từ đó đưa ra phương án lựa chọn phù hợp với nhu cầu của gia đình cho không gian sống thêm tiện nghi.

Giới thiệu về gỗ MFC và gỗ MDF trong thiết kế nội thất tối giản

Gỗ MFC

MFC có tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard, là loại ván gỗ dăm được phủ lớp bề mặt như Melamine. Ván gỗ MFC được tạo nên từ những loại gỗ ngắn ngày, trải qua quá trình chọn lọc và sản xuất kỹ lưỡng, kết hợp cùng với keo và chất phụ gia để tạ nên sự kết dính và bền chặt.

Trong thiết kế nội thất tối giản, 2 loại gỗ MFC và MDF được xem là vật liệu được lựa chọn, sử dụng nhiều nhất trong thiết kế không gian sống

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên gỗ MFC rất phổ biến trong sản xuất nội thất

Bề mặt của ván gỗ MFC đều được phủ một lớp nhựa PVC hoặc in vân gỗ nhằm tạo vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng khi sử dụng, cũng như là lớp bảo vệ phần cốt bên trong để tránh những tác nhân gây hại từ tác động bên ngoài như nước,… và khả năng chống trầy xước, tăng độ bền giúp cho nội thất luôn mới mẻ.

Gỗ MFC thường được chia thành 2 loại: MFC thường và MFC chống ẩm. Cả 2 đều được dùng trong sản xuất nội thất, tuy nhiên phụ thuộc vào môi trường xung quanh mà tạo ra các nội thất phù hợp với từng khu vực.

>>> Kênh Youtube chính thức của Minimal Design <<<

Gỗ MDF

MDF là từ được viết tắt của Medium Density Fiberboard, được hiểu là ván sợi gỗ ở mật độ trung bình. Gỗ MDF được làm từ bột gỗ nên có độ mịn nhuyễn cao hơn so với gỗ MFC, vì vậy cốt gỗ MDF cũng có độ nén chặt cao nên độ chống chịu lực cũng rất tốt cho đồ nội thất gỗ ng nghiệp hiện nay.

Trong thiết kế nội thất tối giản, 2 loại gỗ MFC và MDF được xem là vật liệu được lựa chọn, sử dụng nhiều nhất trong thiết kế không gian sống

Được làm từ bột gỗ nên gỗ MDF có độ mịn và đặc hơn so với gỗ MFC

Cũng giống như gỗ MFC, để tăng sự lựa chọn cũng như đưa ra thêm nhiều phương án tối ưu chi phí cho quý khách hàng, gỗ MDF cũng được chia thành 2 loại gỗ đó là gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm. Nhìn vào màu sắc của 2 loại này, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt được.

Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF kháng ẩm có độ chịu lực rất tốt, ngoài ra nó còn được đón nhận nhiều từ gia chủ còn nhờ vào khả năng chống ẩm mốc, mối vượt trội của mình. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc giá thành của gỗ MDF sẽ cao hơn so với gỗ MFC.

Cấu tạo của gỗ MFC và gỗ MDF trong thiết kế nội thất tối giản

Cấu tạo của gỗ MFC

Trong thiết kế nội thất tối giản, 2 loại gỗ MFC và MDF được xem là vật liệu được lựa chọn, sử dụng nhiều nhất trong thiết kế không gian sống

Cấu tạo 2 phần gồm lõi và lớp phủ có thể tích hợp nhiều tính năng ứng dụng vào thiết kế nội thất

Gỗ MFC thường có cấu tạo gồm 2 phần là lõi ép và lớp phủ Melamine

  • Phần lõi ép hay ván dăm là những phần nhỏ của các loại cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn,… chúng được kết hợp cùng keo chuyên dụng và ép lại tạo độ dày
  • Quá trình lõi ép cũng phải trải qua nhiều khâu xử lý và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi hoàn thiện nên ván gỗ MFC. Nhờ vậy, phần lõi của ván ép sẽ đảm bảo cùng khả năng chống ẩm mốc và mối mọt trong thời gian sử dụng lâu dài
  • Lớp phủ Melamine: gồm 3 lớp in hoa văn vân gỗ, lớp ngoài cùng cũng rất phong phú, đa dạng về màu sắc và hình dạng

Ngoài lớp phủ Melamine, ngoài thị trường hiện cũng rất thịnh hành lớp phủ khác như nhựa PVC hay Veneer. Các lớp phủ giúp cho thành phẩm ván gỗ in ra đẹp hơn và tạo cảm giác tương tự với gỗ tự nhiên hơn.

Cấu tạo gỗ MDF

Gỗ MDF cũng gồm 2 phần là lõi ép và lớp phủ:

  • Gỗ ng nghiệp MDF được làm từ bột sợi gỗ sau đó được kết dính với nhau bằng nhiệt và keo dán, và được ép lại với áp suất nén cao, mọi quá trình được diễn ra đảm bảo khả năng chống ẩm mốc và mối mọt khi sử dụng lâu dài
  • Gỗ sẽ được phủ các tấm vật liệu trên bề mặt như Melamine, Laminate, sơn màu hoặc lớp Veneer

So sánh giữa gỗ MFC và MDF

Loại gỗGỗ MFCGỗ MDF
Ưu điểm

-  Ván dăm có độ cứng và bền cao

-Được phủ thêm bề mặt Melamine giúp bảo vệ chống trầy xước, chống thấm tốt

-  Bề mặt phẳng và không thấm nước, dễ vệ sinh

-  Chống cong vênh khi dùng trong thời gian dài

-  Giá thành rẻ hơn MDF Veneer

-  Cách âm và cách nhiệt tốt

-  Bảng màu đa dạng, phong phú

-  Dễ tạo hình hay được dùng cho các sản phẩm cầu kỳ

-  Bám sơn tốt nên có thể sử dụng giúp tăng tính thẩm mỹ

-  Bề mặt phẳng có thể sơn hoặc ép Melamine, Laminate

-  Không cong vênh hay nứt như gỗ tự nhiên

-  Giá thành ở mức trung bình, cao hơn so với ván dăm nhưng rẻ hơn ván dán

-  Cách âm và cách nhiệt tốt

-  Thời gian gia ng nhanh gọn

Nhược điểm

-  Tuy có độ bền cao, nhưng tỷ trọng gỗ không cao như MDF hay HDF nên hiệu quả cách âm sẽ không tốt bằng so với 2 loại trên

-  Được cấu tạo từ các dăm gỗ với kích thước lớn nên dễ bị vỡ trong quá trình gia ng, giảm đi giá trị thẩm mỹ

-  Gỗ MFC sẽ có thêm thành phần Formaldehyde, nên khi sử dụng trong nhà nó sẽ giải tỏa chất này vào không khí, nếu nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

- Chịu lực thẳng đứng không tốt bằng

- Sợi gỗ được trộn cùng nhiều thành phần khác, bao gồm Formaldehyde. Nên khi sử dụng trong nhà nó sẽ giải tỏa chất này vào không khí, nếu nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

 

Gỗ MFC và MDF loại nào tốt hơn trong thiết kế nội thất tối giản?

Trong thiết kế nội thất tối giản, 2 loại gỗ MFC và MDF được xem là vật liệu được lựa chọn, sử dụng nhiều nhất trong thiết kế không gian sống

Tích hợp nhiều tính năng nên mỗi loại gỗ đều được sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của gia chủ

Gỗ MFC: có độ bền đẹp cùng khả năng chịu được lực cao, chống ẩm tốt. Do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng cho các đồ nội thất như tủ, tủ bếp, tủ quần áo,… Gỗ MFC có màu sắc đa dạng phong phú như màu đặc phủ Melamine, giả gỗ, giả đá,… Nhờ vậy, chúng sẽ làm cho ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và hiện đại hơn, đặc biệt là trong thiết kế nội thất tối giản. Nội thất gỗ MFC có chi phí đầu tư thấp phù hợp với túi tiền của chủ đầu tư.

Trong thiết kế nội thất tối giản, 2 loại gỗ MFC và MDF được xem là vật liệu được lựa chọn, sử dụng nhiều nhất trong thiết kế không gian sống

Mang đến thẩm mỹ cao trong thiết kế nội thất nhà ở và văn phòng

Gỗ MDF: có ưu điểm nổi bật đó là bề mặt gỗ mịn và phẳng, nên bạn hoàn toàn có thể sơn nhiều màu hoặc sơn phủ lên trên bề mặt gỗ tạo nên sự đa dạng trong thẩm mỹ của nội thất, có tính chống trầy xước tốt. Không những vậy, loại gỗ này còn có thể làm tủ bếp, tủ quần áo cho phong cách tân cổ điển, nó giúp cho gia chủ tiết kiệm thêm chi phí thay vì sử dụng gỗ tự nhiên. Ngoài ra, gỗ MDF còn có khả năng chống ẩm tốt nên hay được dùng cho các dòng nội thất tại khu vực ẩm ướt.

Trong thiết kế nội thất tối giản, phụ thuộc vào nhu cầu và mức chi phí của khách hàng mà kiến trúc sư sẽ đưa ra những lựa chọn giúp tối ưu được tiện ích nhất đến khách hàng. Hiểu rõ ưu và nhược điểm của vật liệu trong thiết kế nội thất cũng rất quan trọng, giúp bạn đưa ra những lựa chọn đúng phù hợp với không gian sống của gia đình. Hãy liên hệ ngay cho Minimal Design nếu bạn cần tư vấn thêm trong thiết kế nội thất tối giản cho không gian sống của mình.

Tham khảo ngay: Thiết kế nội thất căn hộ tối giản cùng nguyên tắc “vàng”

Nguồn: https://minimaldesign.vn/thiet-ke-noi-that-toi-gian-va-so-sanh-2-loai-go/ 

 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm