Kho lạnh với ưu điểm bảo quản hàng hóa trong thời gian dài mà không làm mất đi chất lượng cũng như hình dáng của sản phẩm. Nên đang được sử dụng phổ biến trong việc bảo quản thực phẩm trong cả nông nghiệp và công nghiệp. Nhưng trong thời gian bảo quản kéo dài việc này sẽ ảnh hưởng tới thời gian xả đá của dàn lạnh công nghiệp. Việc xả đá dàn lạnh luôn là công việc cần thiết đối với mỗi kho lạnh. Giúp kho lạnh luôn hoạt động ở nhiệt độ hiệu quả nhất.
>> Những ảnh hưởng của đóng đá, tuyết trong dàn lạnh công nghiệp
Không khí khi di chuyển qua dàn lạnh công nghiệp ngưng tụ một phần hơi nước ở dàn lạnh công nghiệp. Thời gian càng dài thì lớp tuyết ở dàn lạnh công nghiệp càng dày.
Việc này dẫn đến các sự cố cho hệ thống lạnh như:
- Nhiệt độ kho lạnh không đạt yêu cầu.
- Thời gian làm lạnh lâu.
- Ngập dịch máy nén.
- Cháy động cơ điện của quạt dàn lạnh công nghiệp.
- Lớp tuyết quá dày sẽ làm cong cánh quạt dàn lạnh công nghiệp.
>> Nguyên nhân chính dẫn đến dàn lạnh bị bám tuyết:
- Lớp tuyết bám bên ngoài dàn lạnh công nghiệp tạo thành lớp cách nhiệt.
- Khi môi chất lạnh trong dàn lạnh công nghiệp không hấp thụ nhiệt để hóa hơi nên một lượng lớn hơi ẩm được hút về máy nén gây ra ngập lỏng máy nén.
- Trong một số trường hợp tuyết bám ở dàn lạnh công nghiệp quá dày gây cánh quạt bị cong vênh.
>> Phương pháp xả đá dàn lạnh:
Trước khi xả đá cần kiểm tra lại dàn lạnh như kiểm tra rò rỉ gas, nhớt, kiểm tra tất cả các cảm biến lắp trong Chiller,… Sau đó kiểm tra các nguyên nhân gây ra hiện tượng đông đá của dàn lạnh.
Thông thường người ta sử dụng 3 phương pháp xả đá dàn lạnh công nghiệp như sau:
Phương pháp 1: Xả đá dàn lạnh bằng điện trở
Ưu điểm:
- Dùng trong các kho lạnh vửa và nhỏ.
- Không sợ ngập lỏng.
- Không làm tăng độ ẩm trong phòng.
- Giá thành đầu tư thấp.
Nhược điểm:
- Chi phí điện năng cho các điện trở.
Phương pháp 2: Gas nóng
Ưu điểm:
- Phương pháp này rất hiệu quả vì quá trình cấp nhiệt xả đá được thực hiện từ bên trong của dàn lạnh công nghiệp.
- Tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ cho vận hành kho lạnh.
Nhược điểm:
- Phương pháp này dễ gây nguy hiểm do chỉ thực hiện khi hệ thống đang hoạt động. Khi xả đá quá trình sôi trong dàn lạnh công nghiệp xảy ra mãnh liệt có thể cuốn theo lỏng về máy nén.
- Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các dạng hệ thống lạnh (lớn, vừa và nhỏ), lưu ý trong phương pháp này là phải có bình tách lỏng đủ lớn và thiết kế hệ điều khiển hợp lý.
Phương pháp 3: Bằng nước
Ưu điểm:
- Phương pháp này có hiệu quả cao.
- Dễ thực hiện. Đặc biệt trong hệ thống lớn.
- Khi xả đá bằng nước người ta đã thực hiện hút kiệt gas và dừng máy nén trước khi xả đá nên không sợ bị ngập lỏng khi xả đá.
Nhược điểm:
- Nước có thể bắn tung tóe ra sản phẩm trong buồng lạnh và khuếch tán vào không khí trong phòng lạnh. Làm tăng độ ẩm và lượng ẩm này bám vào dàn lạnh công nghiệp trong quá trình tiếp theo.
- Nên dùng phương pháp này cho hệ thống lớn, tuyết bám nhiều ở dàn lạnh công nghiệp. Ví dụ: Hệ thống cấp đông.
Ngoài ra còn có phương pháp xả đá bằng không khí. Phương pháp này thường dành cho các kho có nhiệt độ dương (nhiệt độ kho từ +6oC trở lên).
>> Thời gian xả đá kho lạnh:
- Đối với kho mát (nhiệt độ kho từ -5oC đến +6oC) thì thời gian mỗi lần xả đá ~25 phút, mỗi lần xả cách nhau 6h-8h (tham khảo vì: tùy vào tính chất mỗi kho, tùy vào việc thiết kế tính chọn thiết bị lạnh)
- Đối với kho âm (nhiệt độ kho <= -15oC) thì thời gian mỗi lần xả đá ~30 phút, mỗi lần xả cách nhau 5h-6h (tham khảo vì: tùy vào tính chất mỗi kho, tùy vào việc thiết kế tính chọn thiết bị lạnh)