Nhà thế chấp ngân hàng là việc chủ nhà đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đi thế chấp để vay tiền tại ngân hàng. Hầu hết thì người dân thường rất ngại mua nhà thế chấp do thủ tục phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy làm thế nào để hạn chế được rủi ro, đảm bảo tính pháp lý khi mua nhà đang thế chấp ngân hàng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!>>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ cho nhà đất đang thế chấp ngân hàng mới nhất 2023. Hướng dẫn cách kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất đơn giản, nhanh chóng mà ai cũng cần phải biết1. Xác định nhà, đất có đang thế chấp ngân hàng thật khôngViệc đầu tiên bạn cần làm, đó là xác định chính xác nhà, đất đó có phải đang thế chấp tại ngân hàng hay không? Và thế chấp tại ngân hàng nào? Bạn có thể xác định điều này bằng những cách sau:- Yêu cầu người bán cung cấp sổ đỏ photo và đề nghị công chứng viên tại Văn phòng công chứng tra cứu thông tin lịch sử giao dịch nhà, đất đó.
- Yêu cầu bên bán dẫn trực tiếp đến ngân hàng gặp nhân viên tín dụng đang thụ lý hồ sơ vay để xác minh nhà đất đó đúng là đang được vay thế chấp tại ngân hàng (đây là cách tối ưu nhất).- Yêu cầu người bán cung cấp Hợp đồng thế chấp. Bởi trong Hợp đồng thế chấp của người bán và ngân hàng có mô tả chi tiết tài sản thế chấp. Từ Hợp đồng này, bạn yêu cầu bên bán cung cấp thông tin cá nhân người sở hữu gồm: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân để xác nhận xem đúng người chủ sở hữu đang đứng vay trên hợp đồng thế chấp không? Có thế chấp đúng nhà, đất đó thật hay không? (cách này có rủi ro do giấy tờ có thể làm giả).Nhiều tỉnh, thành phố đang đưa báo động đỏ trước tình trạng sử dụng sổ đỏ giả để lừa đảo hiện nay. >>> Xem thêm:Thật hư về sổ đỏ thật giả thời gian gần đây.2. Xác định nhà, đất đang thế chấp có được mua, bán không?Theo Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015, khi đang thế chấp tài sản, bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc được bên thế chấp đồng ý.Việc xác định Ngân hàng có đồng ý hay không giúp bạn có phương án phù hợp:- Trong trường hợp Ngân hàng đồng ý bằng văn bản về việc cho mua, bán tài sản đó, thì bên bán và bên mua có thể ký Hợp đồng đặt cọc một khoản tiền bằng với số nợ Ngân hàng….Sau đó, bên bán mang sổ đỏ đi giải chấp hoặc ủy quyền cho bên mua đi giải chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Giải chấp xong thì 2 bên ký Hợp đồng công chứng mua bán nhà đất và đi sang tên Sổ đỏ.>>>> Xem thêm: Luật mới nhất 2023 quy định về thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào? Lệ phí công chứng hiện nay là bao nhiêu?- Trên thực tế, rất ít Ngân hàng ban hành văn bản đồng ý cho mua bán nhà đất đang thế chấp. Trong trường hợp này, bên bán và bên mua sẽ lập một thỏa thuận 3 bên với Ngân hàng để bên mua trả nợ thay cho bên bán.
Sau khi trả nợ xong, Ngân hàng trả sổ và công văn giải chấp, 2 bên sẽ ký công chứng Hợp đồng đặt cọc.Sau đó bên bán đi giải chấp hoặc ủy quyền cho bên mua đi giải chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Cuối cùng, 2 bên ký Hợp đồng mua bán công chứng và sang tên Sổ đỏ.>>>> Xem thêm: Bạn cần làm công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất nhưng không biết thứ 7, chủ nhật văn phòng công chứng có làm việc không?Như vậy, trên đây là 2 lưu ý để hạn chế rủi ro khi khi mua nhà đang thế chấp ngân hàng. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀĐịa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669Email:
ccnguyenhue165@gmail.com