Kim Cương Tự Nhiên là gì? Giá bao nhiêu?

  -  
Kim Cương Tự Nhiên là loại đá quý hiếm có giá thành cao mà ai cũng mong muốn sở hữu. Ngoài vẽ đẹp mà kim cương mang đến, đây còn là loại đá mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy và bảo vệ sức khỏe con người. Vậy Kim cương tự nhiên là gì? Chúng được tạo ra như thế nào? Giá thành ra sao? Hãy cùng VCR tìm hiểu ngay trong bài viết sau:

Kim cương tự nhiên là gì?
Kim cương tự nhiên là loại đá quý được hình thành trong tự nhiên qua hàng tỷ năm. Kim cương được hình thành bởi các nguyên tử các-bon liên kết chặt chẽ với nhau trong mạng tinh thể. Được biết đến với độ cứng cao, tính dẫn nhiệt cao, khả năng kháng hóa chất và độ trong suốt cao.



Đặc biệt, điểm nóng chảy của kim cương lên đến 3548°C.

Xem thêm: Mua kim cương thiên nhiên GIA cần chú ý gì?

Kim cương màu được tạo ra như thế nào?
Kim cương màu cũng là loại kim cương tự nhiên được hình thành bởi các nguyên tử các-bon. Tuy nhiên điều đặc biệt là trong mạng tinh thể chứa các nguyên tử khác mà mỗi loại nguyên tử cho ra một màu sắc khác biệt. Chẳng hạn như màu xanh được tạo ra từ boron.

Sự hình thành của kim cương trong tự nhiên
Có bao giờ bạn thắc mắc: “kim cương được hình thành như thế nào?” hay chưa. Theo các nhà khoa học, kim cương trong tự nhiên được hình thành theo ít nhất là 3 cách khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Áp suất và nhiệt độ cao sâu trong lòng đất
Hầu hết các viên kim cương tự nhiên được tìm thấy đều được hình thành sâu tròng lòng đất dưới môi trường áo suất và nhiệt độ cao. Ước tính áp suất từ 45 kbar trở lên và nhiệt độ từ 900°C đến 1300°C ở độ sâu hơn 120km trong thời gian hàng tỷ năm. Từ đây các nguyên tử các-bon sẽ kết tinh và tạo ra kim cương tự nhiên.

Khi các lớp mác-ma được giải phóng theo các vụ phun trào núi lửa, các viên kim cương sẽ được “kéo theo” vụ phun trào lên bề mặt trái đất. Khi lớp mác-ma này nguội đi, chúng đông đặc trở thành đá chứa các viên kim cương, loại đá này thường được gọi là Kimberlite.

Tuy nhiên không phải bất kỳ viên kim cương nào được tìm thấy trong các đá Kimberlite đều có thể sử dụng. Trên thực tế chỉ có 1% các viên kim cương này có giá trị về mặt kinh tế và được sử dụng để chế tác trang sức kim cương.

Cái tên Kimberlite bắt nguồn từ thị trấn Kimberley của Nam Phi, nơi những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy.

2. Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo
Sự dịch chuyển thường xuyên của các mảng kiến tạo cũng là một cách mà các viên kim cương được đưa lên võ trái đất. Bằng chứng là việc các viên kim cương được tìm thấy trong “đá biến chất” tại Kazakhstan, Trung Quốc và Na Uy.

Một quá trình kiến tạo khác được gọi là “hút chìm”, là khi các mảng kiến tạo dịch chuyển đè lên nhau. Kéo theo đó là lớp các-bon hữu cơ được chôn vùi và tạo điều kiện để hình thành kim cương tự nhiên.

3. Va chạm thiên thạch
Kim cương tự nhiên cũng được hình thành bởi các vụ ca chạm thiên thạch. Khi các thiên thạch va chạm vào trái đất, nhiệt độ và áp suất cao được hình thành tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra kim cương tự nhiên. Ví dụ điển hình là ở Popigai – Siberia tuy nhiên các viên kim cương được tìm thấy đa số đều nhỏ và kém chất lượng.

Các viên kim cương thiên nhiên lâu đời nhất được biết đến có độ tuổi từ 3.3 tỷ năm tuổi. Trong khi đó loài người (homo sapiens) mới chỉ tồn tại được 200.000 năm. Do đó, với nhiều người kim cương gần như là vĩnh cửu.

Kim cương thiên nhiên giá bao nhiêu?
Một viên kim cương được định giá theo carat (trọng lượng), mỗi carat tương đương 0.2 gam. Theo đó, giá kim cương 1 carat khoảng từ 1.000 – 15.000 USD. Và giá thành có thể tăng gấp nhiều lần với các viên có kích thước lớn hơn.

Vậy thì dựa vào đâu để người ta đánh giá giá trị của kim cương? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Dựa vào đâu để định giá các viên kim cương tự nhiên?
Kim cương tự nhiên được viên Ngọc Học Hoa Kỳ (GIA) kiểm định và đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Độ tinh khiết (Clarity), Color (nước kim cương), Cut (Chất lượng trong khâu chế tác) và Carat (trọng lượng) gọi tắt là “Tiêu chuẩn đánh giá kim cương 4C”. Cụ thể:

Độ tinh khiết (Clarity): Kim cương không lẫn tạp chất có giá thành cao, bởi trong quá trình hình thành thì các viên kim cương rất dễ lẫn những tạp chất bên trong.
Color (nước kim cương): Đây là tiêu chuẩn đánh giá dựa trên màu sắc của kim cương trắng. Theo đó kim cương càng trắng (tức là càng trong suốt) thì càng đẹp và có giá cao. Ngược lại kim cương ám vàng thì có giá thấp hơn.
Cut (Chất lượng trong khâu chế tác): yếu tố này cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ sáng và dễ dàng có thể nhận ra bằng mắt thường. Các viên kim cương có chất lượng chế tác tinh xảo thường có giá cao và ngược lại.
Carat (trọng lượng): Trọng lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành kim cương. Các viên kim cương tự nhiên có trọng lượng lớn được bán với giá cao hơn đáng kể so với kim cương có carat nhỏ hơn.

Xem thêm: Hiểu đúng về kim cương kiểm định quốc tế GIA

Trên đây là bài viết về bài viết “Kim Cương Tự Nhiên là gì? Giá bao nhiêu?” cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hy vọng bạn đã có được các thông tin mà bạn cần, chúc bạn luôn hạnh phúc và may mắn!